Hotline 24/7
08983-08983

Phương pháp chữa trị bệnh trĩ không phẫu thuật

Câu hỏi

Chào BS, Em bị trĩ trong giai đoạn mang thai, đi có chảy máu, tới nay cũng gần 1 năm. BS cho em hỏi có cách nào chữa trị mà không cần phẩu thuật không ạ? Em sợ tiếng dụng cụ y tế nên không dám phẫu thuật.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Bệnh trĩ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh trĩ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Bệnh trĩ là bệnh phổ biến hiện nay. Trĩ mức độ nhẹ thì thường gây khó khăn khi đại tiện, do búi trĩ phồng lên cản trở đường thoát của phân, nặng hơn thì gây chảy máu khi đi tiêu. Đối với búi trĩ lớn, nếu bị tắc nghẹt búi trĩ sẽ gây đau nhức, viêm nhiễm và hoại tử.

Mức độ trĩ gồm 4 độ: trĩ độ 1 thì đi tiêu không rặn ra búi trĩ, độ 2 thì sau đi tiêu, đứng dậy búi trĩ tự thụt vào; độ 3 thì phải lấy tay đẩy búi trĩ vào và độ 4 thì không thể lấy tay đẩy búi trĩ vào.

Trong điều trị trĩ, thông thường, BS sẽ kê toa thuốc cho em uống trong một thời gian để giảm nhỏ kích thích búi trĩ và giảm chảy máu, nặng thì mới mổ.

Bệnh trĩ là bệnh có thể chữa khỏi, dù là trĩ độ nhẹ điều trị với thuốc hay trĩ độ nặng phải mổ, nhưng cũng có thể tái phát đi tái phát lại dù đã mổ cắt trĩ, bởi vì chính yếu là thay đổi lối sống tránh táo bón, tránh rặn nhiều, bằng cách ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, hạn chế thức ăn nhiều gia vị, cay và chất kích thích như rượu bia, cà phê, không hút thuốc lá, tăng cường vận động, tránh ngồi lâu khi đi vệ sinh, em nhé.

Với bệnh trĩ, em có thể khám tại chuyên khoa Tiêu hóa, sau thăm khám xác định xem có thật sự là trĩ hay không, mức độ, có đang cho con bú không, BS sẽ có hướng điều trị thích hợp cho em.

Thân mến.


Bệnh trĩ (bệnh lòi dom) là hậu quả của việc áp lực trong các tĩnh mạch hậu môn tăng lên. Áp lực tăng lên này khiến cho các tĩnh mạch bị ứ đọng máu, làm cho người bệnh khó chịu và đau, đặc biệt là khi ngồi. Bệnh trĩ được chia làm hai dạng, tùy thuộc vào vị trí xảy ra, bao gồm:

- Trĩ nội: liên quan đến các búi tĩnh mạch bên trong trực tràng. Trĩ nội thường gây chảy máu nhưng không gây đau. Khi các búi trĩ to lên, chúng có thể lồi ra ngoài hậu môn, tình trạng này gọi là sa búi trĩ.
- Trĩ ngoại: liên quan đến các tĩnh mạch xung quanh hậu môn. Trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc đau và đôi khi có thể kèm theo chảy máu.

Bệnh trĩ thường không nguy hiểm hoặc đe dọa tính mạng và không truyền nhiễm.

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến bệnh trĩ:

- Ăn nhiều ngũ cốc, trái cây và rau xanh
- Uống nhiều nước
- Tập thể dục để giúp ngăn ngừa táo bón
- Giữ cho khu vực hậu môn sạch sẽ
- Không dùng giấy vệ sinh khô ráp: bạn nên vệ sinh hậu môn bằng khăn giấy ướt không chứa chất tạo mùi sau khi đi vệ sinh
- Chườm nước đá để làm giảm sưng.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Trĩ là bệnh vùng hậu môn trực tràng. Nguyên nhân gây bệnh trĩ một phần do yếu tố di truyền, một phần do chế độ ăn uống sinh hoạt và các bệnh lý làm tăng áp lực tĩnh mạch khác. Một khi trĩ có biến chứng sa ra ngoài nhiều, chảy máu hoặc búi trĩ nghẹt, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được tư vấn điều trị thích hợp. Những trường hợp trĩ nhẹ hơn, bạn cũng nên đi khám bệnh sớm. Bác sĩ không chỉ kê toa thuốc mà còn cho bạn những lời khuyên về cách chăm sóc và ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X