Nổi nhiều hạch cứng ở hàm dưới, không đau, điều trị bằng cách nào?
Câu hỏi
Con chào bác sĩ, Con năm nay 25 tuổi, lúc trước con sờ hàm dưới bên phải có 1 cục hạch. Tuy nhiên, dạo gần đây còn sờ bên trái cũng có 1 cục và to dần. Xung quanh hàm dưới cũng bắt đầu nổi hạch nhiều và to dần. Tuy nhiên sờ vào hạch con không cảm thấy đau và thấy cứng, kèm theo đó là mở hàm miệng thì rất có nhiều cục mọc bên trong (gần amidan và nhiều chỗ khác). Ngoài ra không còn dấu hiệu gì. Bác sĩ tư vấn giúp con với ạ. Con mong được nhận câu trả lời sớm. Cảm ơn bác sĩ nhiều.
Trả lời
Vị trí dưới hàm và hai bên cổ có rất nhiều khối hạch, do đó thông thường những khối tròn tăng dần kích thước tại khu vực này nghi ngờ nhiều là do hạch to. Tuy nhiên, các tổ chức phần mềm khác cũng có thể tăng kích thước tạo ra hình dạng như khối u ví dụ như tuyến giáp, u bã đậu, u thần kinh, u cơ… Ngay cả hạch to cũng có nhiều nguyên nhân, hạch to nhiều và tăng dần thường gợi ý các bệnh lý cần phải xử trí tích cực (lao hoặc lymphoma…).
Do đó, bạn nên tới bệnh viện có chuyên khoa Ung Bướu để bác sĩ thăm khám, đánh gía trực tiếp xem có phải hạch to thật sự hay không, xem xét chỉ định siêu âm và sinh thiết hạch làm rõ chẩn đoán bạn nhé!
Thân mến.
Hạch (hạch bạch huyết) đóng vai trò như hàng rào bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh. Hạch bình thường có kích thước từ vài mm, nhỏ dưới 1cm, mềm, dẹt, di động, nằm ở các vị trí như nách, cổ, ngực, bẹn… Khi cơ thể bị nhiễm trùng mạn tính cũng sẽ làm cho hạch sưng. Chẳng hạn với bệnh nhân bị lao hạch, ở cổ sẽ xuất hiện một loạt hạch lớn hơn 1cm, các hạch này có thể dính chùm với nhau. Ở thể nhiễm trùng mạn tính như lao hạch có thể điều trị khỏi, nhưng mất khá nhiều thời gian (từ chín tháng - một năm). |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình