Hotline 24/7
08983-08983

Người trẻ bị cao huyết áp thường do nguyên nhân gì?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em năm nay 21 tuổi. Trong một lần đi khám ở BV, BS nói em bị huyết áp cao, 150/100. Sau đó BS kêu em đi siêu âm tim, siêu âm Doppler mạch máu thận, siêu ân tuyến giáp thì tất cả không có bất thường gì. Hiện giờ BS đang cho em uống thuốc Atenolol để giảm huyết áp. Gần đây, em thường có cảm giác nhức nhức ở trên đỉnh đầu. Em xin hỏi BS, ngoài tim, thận, tuyến giáp còn có bệnh nào khác gây huyết áp cao nữa không? Và với trường hợp trẻ tuổi như em, vẫn có khả năng xảy ra trường hợp huyết áp cao vô căn không BS? (Tiến Dương, 21 tuổi – Cần Thơ)

Trả lời

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chào em,

Theo thư của em, thì em có một số vấn đề sau đây:

1. Em có thật sự bị tăng huyết áp (THA) hay không?

Một lần đi khám bệnh tình cờ phát hiện huyết áp cao 150/100 mmHg, được chẩn đoán là THA và được điều trị bằng thuốc Atenolol. Chẩn đoán THA đơn giản bằng cách đo huyết áp, tuy nhiên, để chẩn đoán đúng có THA thì việc đo huyết áp phải đúng cách (người được đo trong điều kiện thoải mái về tinh thần, không hút thuốc lá hay uống café trước đó, …) và phải đo ít nhất 2 lần. Nếu chỉ đo huyết áp 1 lần và kết luận là THA thì cần phải xem lại. Việc em có nhức nhức ở đầu cần phải khám xét kỹ nhức đầu này do THA hay có thể do 1 nguyên nhân khác. Nếu do THA thì lúc nhức đầu, trị số HA phải cao và khi HA về bình thường thì nhức đầu cũng sẽ hết.

2. Nếu em bị THA, thì nguyên nhân của bệnh là gì? Có nguyên nhân hay là THA vô căn?

Em còn rất trẻ (26 tuổi) nên nếu bị THA thường là THA có nguyên nhân. Bác sĩ tại phòng khám đã rất cẩn thận cho em làm một số cận lâm sàng để chẩn đoán nguyên nhân THA.

Tăng huyết áp vô căn: đa phần không thể tìm được nguyên nhân gây THA. Loại THA này gọi là THA nguyên phát, thường có xu hướng phát triển từ từ theo thời gian. Trong trường hợp này, bệnh nhân thường phải điều trị hầu như suốt đời để phòng ngừa và giảm các biến chứng của THA.

Tăng huyết áp có nguyên nhân: Khoảng 5% bệnh nhân bị THA do một số bệnh lý gây ra. Loại THA này được gọi là THA thứ phát. Nếu thầy thuốc tìm thấy nguyên nhân và điều trị dứt được nguyên nhân thì bệnh nhân có hy vọng khỏi bệnh THA.

Một số bệnh lý và thuốc có thể gây ra THA:

• Bệnh thận: suy thận mạn, viêm thận mạn, thận đa nang

• Bệnh nội tiết: U tuyến thượng thận, hội chứng Cushing, cường giáp

• Bệnh lý mạch máu: hẹp động mạch thận, hẹp eo động mạch chủ,…

• Một số thuốc như thuốc ngừa thai, thuốc trị cảm, thuốc chống xung huyết mũi, thuốc giảm đau không kê toa, thuốc corticoid.

Ở một số người trẻ, huyết áp có thể tăng tạm thời trong một thời gian, có thể do stress, do rối loạn thần kinh giao cảm,… Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp THA ở người trẻ kéo dài và cũng không tìm được nguyên nhân.

Trường hợp của em chưa thể kết luận chính xác được, em cần tái khám thường xuyên và BS chuyên khoa sẽ theo dõi, tìm kiếm thêm các nguyên nhân khác và có kế hoạch điều trị cho em.

Thân ái!

Alobacsi.vn
Theo BS-CK1 Trần Hòa – Website BV ĐH Y dược TPHCM


AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X