Hotline 24/7
08983-08983

Ngành nghề nào cần ưu tiên tầm soát đột quỵ?

Câu hỏi

BS cho tôi hỏi,

Người lao động chân tay và lao động trí óc thì nhóm nào dễ bị đột quỵ hơn? Ngành nghề nào cần ưu tiên tầm soát đột quỵ? Bao lâu nên đi tầm soát một lần? Tầm soát đột quỵ ở người khỏe mạnh có khác gì so với những người có nguy cơ như tiểu đường, tim mạch, huyết áp? Cám ơn BS!

 

Trả lời

TS.BS Trần Chí Cường

TS.BS Trần Chí Cường

Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ - Bệnh viện Đột quỵ tim mạch Cần Thơ SIS

Tầm soát đột quỵ không đòi hỏi ngành nghề nào

Chào bạn Minh Nhật,

Nhóm ngành nghề nào dễ mắc đột quỵ? Đây là câu hỏi rất khó trả lời. Hiện không có thống kê nào cho thấy nghề nào dễ mắc đột quỵ, tuy nhiên điều chắc chắn những người có nguy cơ hoặc có lối sống không lành mạnh thì dễ gặp phải căn bệnh này.

Chẳng hạn, 1 người làm nông nhưng có lỗi sống lành mạnh, không rượu bia, thuốc lá, không béo phì, tiểu đường, huyết áp… thì chắc hẳn sức khỏe của họ sẽ tốt hơn hẳn so với 1 người làm văn phòng nhưng có các thói quen xấu như hút thuốc, rượu bia…Tại gia đình tôi, cũng như người sống dưới quê, làm nông nhưng ông nội tôi đã hơn 100 tuổi, không bị tiểu đường, huyết áp, minh mẫn, có thể đi bộ đến 10 tầng lầu không vấn đề gì cả.

Chúng ta nên chú trọng đến thói quen gây đột quỵ hơn là quan tâm việc ngành nghề nào dễ bị đột quỵ. Đó là: hút thuốc lá nhiều, uống rượu bia nhiều, béo phì, ít vận động… đều là những “tâm điểm” gây đột quỵ.

Tầm soát đột quỵ không đòi hỏi ngành nghề nào, tuy nhiên nếu chúng ta có nhiều yếu tố nguy cơ của đột quỵ và chúng ta cần làm ngay nếu có các dấu hiệu của cơn thiếu máu não thoáng qua như: đột nhiên yếu tay chân, méo miệng… sau đó tự hết trong vòng 24 giờ.

Chúng ta nên đi khám với bác sĩ Thần kinh, qua các xét nghiệm bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp. Nếu chụp mạch máu não bị hẹp hay phình thì cần theo dõi định kỳ, còn nếu bình thường thì 3 năm sau, hoặc nếu dưới 50 tuổi thì 5 năm sau mới cần tái khám.

Tôi xin lưu ý, nếu bạn dưới 40 tuổi đi khám các kết quả bình thường nhưng sau đó về “xả láng”, ngày hút 1 gói thuốc, uống rượu bia 5-7 lon… thì nguy cơ đột quỵ sẽ còn gia tăng. Do đó, chúng ta không nên chủ quan.

Nói tóm lại, ở người khỏe mạnh, không cần theo dõi thường xuyên, có thể 5 năm/ lần. Còn những người có bệnh như cao huyết áp, mỡ máu cao, tiểu đường… thì cần theo dõi thường xuyên. Tôi nhấn mạnh theo dõi chứ không phải tầm soát thường xuyên.

Trích từ GLTT TS.BS Trần Chí Cường tư vấn “Phòng ngừa và tầm soát đột quỵ ở người trẻ”

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X