Hotline 24/7
08983-08983

Tại sao mùa lạnh dễ bị đột quỵ, phương pháp điều trị ra sao?

Câu hỏi

Thưa BS! Tại sao mùa lạnh lại dễ bị đột quỵ hơn mùa nóng? Và phương pháp mới nhất hiện nay để tầm soát đột quỵ ở Việt Nam là gì, thực hiện ở BV nào? Trong việc điều trị bệnh đột quỵ thì có tiến bộ nào mới không? Rất mong được BS chia sẻ!

(Phúc Nguyên - phuccafe...@gmail.com)

Trả lời

TS.BS Trần Chí Cường

TS.BS Trần Chí Cường

Giám đốc chuyên môn, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ - Bệnh viện Đột quỵ tim mạch Cần Thơ SIS

đột quỵ mùa đôngNhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột khiến mạch máu bị co lại làm tăng nguy cơ đột quỵ

Chào bạn Phúc Nguyên,

Thông thường khi thời tiết chuyển mùa từ nóng sang lạnh là bệnh nhân đột quỵ tăng theo do biến đổi thời tiết đột ngột. Khi trời nóng, mạch trong cơ thể có khuynh hướng giãn ra, khi trời lạnh thì mạch có khuynh hướng co lại làm gia tăng cục bộ lưu lượng máu lên não.

Nếu bệnh nhân có bệnh tăng huyết áp kèm theo sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ (xuất huyết não).

Đối với những bệnh nhân có bệnh lí tim mạch, khi thời tiết chuyển mùa cũng có gây ra những thay đổi đáng kể, huyết áp có khuynh hướng gia tăng, nhịp tim có thể thay đổi, nếu bệnh nhân có sẵn các bệnh về nhịp tim hoặc suy tim, bệnh có thể chuyển biến nặng hơn.

Hoặc trong tình trạng thời tiết quá lạnh sẽ dẫn đến việc hình thành cục máu đông dễ dàng hơn và dẫn đến tăng nguy cơ đột quỵ (nhồi máu não).

Hiện nay tại nước ta chưa có chiến lược tầm so‎át đột quỵ trong cộng đồng, vì việc tầm soát đòi hỏi tốn nhiều chi phí. Việc tầm soát chỉ được thực hiện khi bệnh nhân có những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ hoặc cho bệnh nhân đã từng bị đột quỵ, hoặc có triệu chứng thiếu máu não thoáng qua để điều trị phòng ngừa, tránh tái phát.

Phương pháp mới nhất trong điều trị đột quỵ hiện nay:

- Xuất huyết não: can thiệp nội mạch cầm máu, loại bỏ dị dạng mạch máu, các ống thông siêu nhỏ sẽ được BS đưa từ động mạch đùi lên đến động mạch não để xử lí trong lòng mạch thay cho các cuộc phẫu thuật lớn.

- Nhồi máu não: trong thời gian trước 4h30, nếu bệnh nhân bị tắc động mạch nhỏ sẽ được BS bơm thuốc tan máu đông để tái thông lại mạch máu bị tắc.Trong thời gian sau 4g30-6g hoặc tắc động mạch lớn, việc dùng thuốc tan máu đông thường không hiệu quả, trong trường hợp này can thiệp nội mạch sẽ thực hiện việc lấy cục máu đông ra khỏi cơ thể bằng cách BS đưa từ động mạch đùi lên đến động mạch não để xử lí trong lòng mạch, kéo/hút cục máu đông ra ngoài.

Đây là những phương pháp hiện đại nhất đã được thực hiện ở nước ta tại các BV lớn trong cả nước: BV Bạch Mai, BV 108, BV 103, BV Trung ương Huế, BV đa khoa Đà Nẵng, BV Bình Định, BV Nhân dân 115, BV Chợ Rẫy, BV Thống Nhất, BV Nhân dân Gia Định, BV 175, BV Nguyễn Tri Phương, BV Cấp cứu Trưng Vương, BV ĐH Y Dược TPHCM, BV ĐH Y Cần Thơ… và nhiều BV khác đang đào tạo và triển khai phương pháp này.

(Trích từ GLTT TS.BS Trần Chí Cường giao lưu “Đột quỵ mùa lạnh: Làm sao phòng tránh?”)

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X