Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Mỏi mắt, chảy nước mắt sống, nhìn mờ... liệu có phải bị cận thị?
Câu hỏi
Dạ bác sĩ cho em hỏi, Em thường xuyên bị mỏi mắt, ngủ hay chảy nước mắt, nhìn xa không còn rõ như trước. Lúc em học lớp 12 cường độ nhìn máy tính của em cũng bằng bây giờ nhưng vẫn không thấy mỏi mắt như giờ. Hết năm nhất đại học mắt em ngồi bàn cuối vẫn nhìn thấy và đọc được. Nhưng đến cuối năm hai, mắt em không còn nhìn rõ như trước nữa. Bây giờ, em nhìn xa khoảng 15m là khuôn mặt bị nhòa ạ. Nhìn chữ cũng không còn HD nữa ạ. Vậy em có bị cận không ạ?
Trả lời
Tật khúc xạ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào Kim Thoa,
Triệu chứng mỏi mắt, chảy nước mắt sống, nhìn xa không rõ thường gặp là do bệnh lý khúc xạ của mắt (cận thị, nhược thị, loạn thị…), mỏi cơ mắt, khô mắt... chứ không phải chỉ gặp trong cận thị. Em cần đi khám tại Bệnh viện Mắt để xác định chẩn đoán và xử trí thích hợp.
Trong thời gian đó, để giảm khó chịu em nên điều chỉnh lại lịch làm việc với máy tính, cứ mỗi 30 phút thì nghỉ mắt 5-10 phút rồi làm tiếp, nhỏ nước rửa mắt với nước muối sinh lý khi khô mắt, uống đủ nước và bổ sung thêm vitamin bổ cho mắt, điều chỉnh ánh sáng màn hình vi tính phù hợp, đeo kính râm khi ra đường lúc trời còn nắng.
Thân mến.
Triệu chứng mỏi mắt, chảy nước mắt sống, nhìn xa không rõ thường gặp là do bệnh lý khúc xạ của mắt (cận thị, nhược thị, loạn thị…), mỏi cơ mắt, khô mắt... chứ không phải chỉ gặp trong cận thị. Em cần đi khám tại Bệnh viện Mắt để xác định chẩn đoán và xử trí thích hợp.
Trong thời gian đó, để giảm khó chịu em nên điều chỉnh lại lịch làm việc với máy tính, cứ mỗi 30 phút thì nghỉ mắt 5-10 phút rồi làm tiếp, nhỏ nước rửa mắt với nước muối sinh lý khi khô mắt, uống đủ nước và bổ sung thêm vitamin bổ cho mắt, điều chỉnh ánh sáng màn hình vi tính phù hợp, đeo kính râm khi ra đường lúc trời còn nắng.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Tật khúc xạ là một rối loạn mắt rất phổ biến, xảy ra khi mắt không thể tập trung rõ ràng các hình ảnh từ thế giới bên ngoài. Hệ quả của các tật khúc xạ là mờ tầm nhìn, đôi khi làm thị lực suy yếu. Có ba bệnh tật khúc xạ phổ biến nhất là: - Cận thị: khó nhìn thấy rõ các vật ở xa; - Viễn thị: khó nhìn thấy rõ các vật ở gần; - Loạn thị: có thể làm méo mó thị lực do một giác mạc cong không đều, lớp vỏ bọc rõ ràng của nhãn cầu. Bạn không thể ngăn ngừa các tật khúc xạ, nhưng có thể chẩn đoán bệnh bằng việc khám mắt và điều trị bằng kính chỉnh hình, kính áp tròng hoặc phẫu thuật khúc xạ. Nếu điều trị đúng thời gian và đúng với các chuyên gia chăm sóc mắt, bệnh không cản trở chức năng thị giác tốt của bạn. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có thể gặp tình trạng này, việc khám mắt sẽ được thực hiện. Bạn tham gia khám bằng cách báo với bác sĩ loại mắt kính có thể cung cấp hình ảnh rõ ràng nhất, để bác sĩ điều chỉnh theo độ cho tới khi đạt được độ chính xác cuối cùng. Ở những bệnh nhân không thể cung cấp phản hồi cần thiết (bao gồm người bị khuyết tật về thể chất và nhận thức và trẻ nhỏ), bác sĩ có thể đánh giá sai số khúc xạ thông qua xét nghiệm nội soi. Để thực hiện xét nghiệm nội soi, bác sĩ sử dụng kính hiển vi chiếu ánh sáng vào mắt bệnh nhân. Bác sĩ sẽ thử nghiệm các ống kính khác nhau trong khi quan sát phản xạ ánh sáng hoặc phản chiếu trong mắt bệnh nhân để xác định độ chính xác của tật khúc xạ. Sai số tật khúc xạ có thể được điều chỉnh bằng một số phương pháp điều trị như đeo kính mắt, kính áp tròng hoặc phẫu thuật. - Đeo kính mắt là cách đơn giản và an toàn nhất để sửa chữa bệnh về tật khúc xạ. Bác sĩ nhãn khoa có thể giúp lựa chọn kính đúng số để điều chỉnh sai số khúc xạ và cho bạn tầm nhìn tối ưu; - Đeo kính áp tròng. Trong nhiều trường hợp, kính sát tròng cung cấp tầm nhìn rõ ràng hơn, tầm nhìn rộng hơn và thoải mái hơn. Đây là một lựa chọn an toàn và hiệu quả nếu được trang bị và sử dụng đúng cách. Điều quan trọng là phải rửa tay và vệ sinh thấu kính theo hướng dẫn để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu có một số bệnh về mắt, bạn không thể đeo kính áp tròng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ; - Phẫu thuật khúc xạ nhằm thay đổi hình dạng của giác mạc vĩnh viễn. Sự thay đổi hình dạng này của mắt phục hồi khả năng tập trung của mắt bằng cách cho phép các tia sáng tập trung chính xác vào võng mạc để giúp cải thiện tầm nhìn. Có nhiều loại phẫu thuật khúc xạ. Bác sĩ nhãn khoa có thể giúp bạn quyết định xem loại hình phẫu thuật nào là phù hợp. Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau: - Kiểm tra mắt thường xuyên; - Kiểm soát các bệnh sức khỏe mạn tính. Một số bệnh như tiểu đường và huyết áp cao, có thể ảnh hưởng đến thị lực nếu bạn không điều trị đúng cách; - Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời. Bạn nên mang kính râm ngăn chặn ánh tia cực tím (UV); - Ngăn ngừa thương tích mắt. Bạn nên đeo kính bảo hộ khi làm những việc nhất định, chẳng hạn như chơi thể thao, cắt cỏ, sơn hoặc sử dụng các sản phẩm khác có khói độc; - Chế độ an uống lành mạnh. Cố gắng ăn nhiều hoa quả, rau lá xanh và các loại rau có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa cũng như vitamin A và beta carotene. Chúng cũng quan trọng để duy trì thị lực khỏe mạnh; - Sử dụng kính đúng độ. Dùng kính đúng độ sẽ tối ưu tầm nhìn của bạn. Bạn nên kiểm tra mắt thường xuyên để đảm bảo đeo kính đúng độ. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình