Hotline 24/7
08983-08983

Hướng dẫn xông hơi đúng cách giúp xua tan mệt mỏi

Câu hỏi

Nhờ bác sĩ hướng dẫn cách xông hơi đúng chuẩn? Vì em thấy nồi lá xông ở mỗi địa phương sẽ khác nhau đôi chút, điều này có ảnh hưởng đến hiệu quả hay không?

Trường hợp nào thì bệnh nhân nên và không nên xông hơi ạ? Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay

Nguyên Trưởng bộ môn Y học cổ truyền, Đại học Y dược TP.HCM - Bệnh viện đại học Y dược TPHCM

Xông hơi giúp điều trị bệnh cảm lạnh và da liễu

Chào bạn,

Thời gian xông trung bình từ 5 đến 15 phút, nhiệt độ từ khoảng 70-80 oC (cho nồi xông cá nhân - trùm chăn).

Tác dụng của xông hơi theo Y học cổ truyền (YHCT) gồm tác dụng nhiệt và tác dụng của dược liệu. Do đó tùy tình trạng bệnh mà thành phần dược liệu sẽ khác nhau, không thể giống nhau.

Đối với cảm phong hàn: Sinh khương, Khương hoạt, Hương nhu, Phòng phong, Kinh giới, Tân di, Tô diệp, Gừng, Xã…

Đối với cảm phong nhiệt: Bạc hà, Kinh giới, Tía tô, Vỏ quít, Vỏ bưởi, Lá Bưỡi, Gừng, Xã…

Theo YHCT, xông hơi được dùng trong các bệnh lý cảm lạnh thông thường, trong một số bệnh da liễu và ngoại khoa cần điều trị tại chỗ như chàm, mề đay, trĩ…

Vì xông hơi gây ra mồ hôi dẫn đến mất nước và điện giải, đối với các bệnh nhân có tình trạng mất nước (như tiêu chảy, ra mồ hôi nhiều, mất máu cấp, vận động viên tập luyện nhiều có mất nước), hoặc có tình trạng rối loạn điện giải do bệnh lý hoặc do thuốc (như thuốc lợi tiểu, bệnh thận mạn).

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Vì sao sau khi xông hơi cơ thể lại khỏe mạnh hơn?

>> Suy tĩnh mạch nông và sâu hai chi dưới, có được xông hơi thuốc?

(Trích từ livestream PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bay: Đại dịch COVID-19, tiếp cận từ khía cạnh Đông y)

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X