Hotline 24/7
08983-08983

Hiện tượng "ruồi bay" có thể phẫu thuật laser không BS?

Câu hỏi

Chào BS, Năm nay cháu 20 tuổi, bị cận thị 5diop và ruồi bay ở mắt. BS cho cháu hỏi ruồi bay có thể phẫu thuật laser không ạ? Phẫu thuật xong liệu hiện tượng ruồi bay có nặng hơn không ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Hiện tượng ruồi bay. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hiện tượng ruồi bay. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Ở người lớn tuổi, dịch kính bắt đầu thoái hóa, các sợi collagen mất tính đàn hồi, co rút tạo thành các mảnh vụn, làm cho dịch kính loãng hơn hoặc co kéo khối dịch kính gây bong pha lê thể sau, tạo các mảnh vụn lơ lửng trong dịch kính gây nên hiện tượng ruồi bay.

Bên cạnh đó, cận thị nặng hay còn gọi là cận thị thoái hóa là yếu tố thuận lợi làm đẩy nhanh quá trình thoái hóa dịch kính làm cho hiện tượng ruồi bay xuất hiện sớm ở người trẻ.

Vẩn đục dịch kính do bệnh lý, như xuất huyết hay viêm trong dịch kính, cũng sẽ làm hiện tượng ruồi bay xuất hiện đột ngột, mức độ nhiều kèm giảm thị lực. Các bệnh lý phần sau nhãn cầu có thể gây hiện tượng ruồi bay bệnh lý như: bong võng mạc, bệnh võng mạc tiểu đường, chấn thương hay phẫu thuật tại mắt, viêm màng bồ đào...

Do đó tuỳ vào nguyên nhân mà tình trạng ruồi bay có diễn tiến và hướng điều trị khác nhau. Em nên tới BV chuyên khoa Mắt để BS khám và tư vấn cụ thể hơn cho em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Vẩn đục dịch kính khiến cho mắt nhìn thấy những điểm đen di chuyển qua tầm nhìn của bạn. Hiện tượng này còn được gọi là “ hiện tượng ruồi bay”. Phần lớn các trường hợp vẩn đục dịch kính do sinh lý bình thường không cần điều trị. Tuy nhiên, điều này vẫn có thể là nỗi bận tâm của những người mắc phải. Các biện pháp sau đây có thể giúp bạn khắc phục phần nào những “con ruồi” đó và giảm khả năng chúng tăng thêm.

Ánh sáng khi đi vào mắt sẽ lần lượt đi qua các bộ phận: giác mạc, thủy tinh thể, dịch kính và cuối cùng là hội tụ lên võng mạc. Dịch kính là bộ phận nằm ngay sau thủy tinh thể, chiếm 2/3 thể tích của nhãn cầu, có cấu tạo giống như miếng thạch trong suốt.

Do sự lão hóa tự nhiên hoặc bệnh lý nào đó, dịch kính bị hóa lỏng co cụm lại với nhau hoặc có “rác thải” là những tế bào máu, các mô bị rách… ngăn cản đường truyền của tia sáng lên võng mạc, tạo thành điểm khuyết trên thị trường, từ đó gây ra hiện tượng nhìn thấy “ruồi” bay. Chúng có thể có màu đen hoặc xám, sợi mảnh hoặc giống như mạng nhện, chúng di chuyển, trôi hoặc lướt qua khi bạn di chuyển mắt.

Có rất nhiều bài tập cho đôi mắt của bạn. Đơn giản nhất, bạn có thể nhấp nháy mắt. Mỗi lần bạn nhấp nháy sẽ tạo ra độ ẩm, làm dịu mắt. Nếu bạn cảm thấy bị căng mắt, hãy nhấp nháy liên tục trong 4-5 giây.

Các hình thức tập thể dục khác là tập thở hay thiền, thường dễ dàng làm vào thời điểm mới ngủ dậy vào buổi sáng hoặc vào cuối ngày. Bằng cách nhắm mắt và tập trung vào hơi thở của bạn, bạn có thể thêm nạp năng lượng. Hít qua mũi và thở ra qua miệng ít nhất 2 phút, sau đó mở mắt ra mà không tập trung vào bất cứ điều gì đặc biệt. Lặp lại ít nhất 3 lần.

Những điều cần tránh khi bị “ruồi bay”

Sử dụng máy vi tính hoặc xem TV trong bóng tối; Xem rất nhiều phim, liên tục; Đọc với ánh sáng yếu; Đeo kính mát trong thời gian dài;. Tránh stress.

Nếu bạn là người hút thuốc lá, hãy bỏ thuốc lá. Nếu bạn không hút thuốc, tránh hút thuốc lá thụ động; Kiểm soát việc uống rượu của bạn; Cuối cùng, bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn thấy hiện tượng ruồi bay tăng lên, hay có hiện tượng song thị, hoặc những tia chớp sáng, và nếu bạn bị mất thị lực.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X