Hotline 24/7
08983-08983

Hàm phải đau khi nghiến răng, bệnh gì?

Câu hỏi

BS cho con hỏi, Miệng con khi há ra thường nghe tiếng cộc cộc, tình trạng này diễn ra đã vài năm nay. 4 hôm nay, con thấy hàm phải có cảm giác đau, chỉ đau khi nghiến răng qua 1 bên, còn khi há, khi nhai vẫn hoàn toàn bình thường không đau đớn gì cả. Vậy bệnh của con có phải là nặng không thưa BS?

Trả lời
Loạn năng khớp thái dương hàm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Loạn năng khớp thái dương hàm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Theo mô tả của bạn thì có thể bạn đang bị loạn năng khớp thái dương hàm. Triệu chứng của bệnh không rõ ràng, thoáng qua, thậm chí có người tự nhiên khỏi nhưng để lâu có thể gây ra những cảm giác rất khó chịu, đau nhức, thường biểu hiện như đau khớp, tiếng kêu lục cục, mỏi hàm khi ăn nhai, khó há mở miệng...

Nguyên nhân thường do sai lệch khớp cắn, chấn thương khớp, thói quen ăn nhai một bên, stress, khiếm khuyết cấu trúc khớp, bệnh lý toàn thân... Tốt nhất bạn nên đến gặp BS chuyên khoa Răng hàm mặt để khám và kiểm tra.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Rối loạn khớp thái dương hàm là tình trạng đau ở khớp xương thái dương hàm. Khớp thái dương hàm là hai khớp ở gần tai. Khớp xương này cùng với các cơ, dây chằng giúp cho hàm đóng và mở để thực hiện các hoạt động như nói, ăn và nuốt.

Rối loạn khớp thái dương hàm là một bệnh phổ biến thường đi kèm với các cơn đau quanh khớp hàm và các cơ điều khiển việc nhai. Những cơn đau này gây ra do có vấn đề nào làm hệ thống cơ bắp, dây chằng, đĩa đệm và xương hoạt động sai lệch.

Triệu chứng phổ biến nhất bạn có thể trải qua là các cơn đau nhức âm ỉ ở hai bên thái dương và dọc xương hàm dưới. Ngoài ra, còn có thể xảy ra đau cơ khi nhai, có tiếng lách cách khi bạn mở miệng và không thể mở hàm ra hoàn toàn. Các triệu chứng khác bao gồm đau đầu, đau tai, đau miệng và mặt, ù tai.

Những thói quen sau sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn khớp thái dương hàm, bao gồm:

- Duy trì chế độ ăn mềm nếu cần;
- Dùng miếng nhiệt hoặc túi nước đá nếu khó chịu;
- Xoa bóp vùng dưới hàm;
- Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
- Dùng miếng nhựa đeo vào miệng được chỉ định;
- Gọi bác sĩ nếu bạn gặp tác dụng phụ với thuốc, việc điều trị không giúp giảm các triệu chứng trong một khoảng thời gian hợp lý, hàm không đóng lại hoặc mở ra được.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X