Hotline 24/7
08983-08983

Em bị tiểu đường thai kỳ thì nên ăn uống thế nào?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em mang thai 26 tuần 3 ngày, em đi thử nước tiểu thì không có đường trong nước tiểu, em đã tăng 18kg, em cũng không ăn nhiều đồ ngọt, em uống sữa bầu ngày 2 cốc sữa Anmum Chocolate, em mới chuyển sang uống được 1 hộp sữa XO, ăn uống bình thường, mỗi bữa 2 bát cơm, không tẩm bổ nhiều. Nhưng khi thử máu thì bác sĩ kết luận em bị tiểu đường thai kỳ, cần điều chỉnh ăn uống, rồi hẹn 1 tuần sau đi thử máu lại. Kết quả khám của em như sau: - Trước khi uống nước đường: Mo 4,1 mmol/l - Sau uống 1 tiếng: Mo 13,7 mmol/l - Sau uống 2 tiếng: Mo 7,5 mmol/l * Xét nghiệm HBA1C: 5,5%. Hiện giờ em đang rất lo không biết mình ở tiểu đường dạng nào, có nguy hiểm lắm không? Em có hỏi qua thì bác sĩ dặn không được uống sữa kể cả sữa không đường giờ em cũng không biết được ăn những gì để em bé có thể phát triển đầy đủ, nước dừa em có được uống không ạ? Mong bác sĩ tư vấn sớm cho em để em có thể điều chỉnh chế độ ăn uống của mình cho hợp lý. Em xin cảm ơn bác sĩ nhiều! (Kim Dzung - kimdzung…@gmail.com)

Trả lời

BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy

BS-CK1 Bùi Thường Hương Thy

Bác sĩ - Phòng khám Hoàn Mỹ - Sài Gòn, Bệnh viện An Bình

Chào Dung,

 

Theo thông tin mà em cung cấp thì em có thai được hơn 26 tuần nhưng đã tăng 18kg, như vậy là quá nhiểu (bình thường thai phụ chỉ cần tăng 9 - 12kg trong suốt thai kỳ). Kết luận đái tháo đường không phải dựa vào có hay không có đường trong nước tiểu, mà phải dựa vào xét nghiệm đường trong máu và các biểu hiện lâm sàng khác.

 

Em không nói rõ là làm nghiệm pháp uống nước đường nhưng mà bao nhiêu gam? (nghiệm pháp dung nạp 100g đường hay 75 g đường). BS đã có chẩn đoán em bị đái tháo đường thai kỳ, đây là dạng đái tháo đường phát hiện trong thời kỳ mang thai. Ngoài ra còn có đái tháo đường typ 1 và 2.

 

Riêng dối với đái tháo đường thai kỳ, đây là tình trạng rối loạn dung nạp glucose phát hiện trong thời kỳ có thai. Đa số các trường hợp đái tháo đường thai kỳ, đường huyết sẽ trở về bình thường sau sinh, một số sẽ bị rối loạn dung nạp glucose lần sinh sau và khoảng 50% số này sẽ trở thành đái tháo đường thực sự.

 

Đái tháo đường thai kỳ cũng nguy hiểm chứ vì gây nhiều biến chứng cho cả mẹ lẫn con như là:

- Mẹ bị tiền sản giật, nhiễm trùng, sinh non, nguy cơ mổ lấy thai cao,...

- Con sẽ có nguy cơ thai to, thai lưu, suy hô hấp, bệnh đa hồng cầu, hạ canxi...

 

Vấn đề là em không được để tăng cân quá nhiều nữa (vì em đã tăng 18kg rồi, mà còn khoảng hơn 12 tuần nữa em mới sinh), em vẫn ăn 3 bữa chính kèm 3 bữa phụ, nhưng các bữa chính em phải bớt cơm lại, khoảng 1/2 chén cơm, tăng cường ăn rau, đảm bào đủ đạm (thịt cá, nên xen kẽ 2 bữa đạm thực vật/ tuần), các bữa phụ nên ăn trái cây hay 1 cái bánh nhỏ, em vẫn có thể uống sữa nhưng là thay thế chứ không phải thêm vào. Tương tự như vậy, nước dừa em vẫn uống được nhưng xem như thay thế cho 1 bữa phụ.

 

Ngoài ra, em vẫn có thể tập thể dục mức độ trung bình 30 phút/ ngày, nhưng chống chỉ định trong trường hợp dọa sanh non, ối vỡ hay hở cổ tử cung, hay xuất huyết âm đạo, đau bụng dưới nhiều, phù,...

 

Em nên tham khảo thêm ý kiến BS sản khoa đang theo dõi thai cho em.

 

Chúc em luôn khỏe và mẹ tròn con vuông!

 


AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X