Hotline 24/7
08983-08983

Có nên tầm soát các bệnh xã hội khi nhiễm sùi mào gà?

Câu hỏi

Con chào BS ạ, Con là nữ, năm nay 21 tuổi, vào tháng 11 năm ngoái con có quan hệ với bạn trai mà không dùng biện pháp an toàn. Dạo gần đây con đi khám bệnh và BS bảo con bị sùi mào gà, hiện tại đang chữa trị. BS bảo con có nguy cơ bị nhiễm các bệnh xã hội khác như HIV, lậu, giang mai nhưng con chưa làm xét nghiệm. Con có lên mạng tìm hiểu về triệu chứng phơi nhiễm HIV giai đoạn 3 tháng đầu thì con không thấy con gặp triệu chứng nào cả. BS cho con hỏi có phải tất cả mọi người trong giai đoạn phơi nhiễm đều gặp những triệu chứng đó hay chỉ có 1 phần nhỏ thôi ạ và không phải ai trong giai đoạn phơi nhiễm cũng bị ạ? Con có nguy cơ bị nhiễm HIV không ạ? Con sợ không dám đi xét nghiệm vì sợ xét nghiệm xong con bị nhiễm HIV thật thì con sẽ suy sụp mất.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Xét nghiệm máu tầm soát HIV. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xét nghiệm máu tầm soát HIV. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Em thân mến,

Những gì BS trước khuyên em là hoàn toàn đúng, em cần tầm soát các bệnh xã hội khác như HIV, lậu, giang mai để chữa trị kịp thời, vì sùi mào gà là một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục, người bạn mà lây sùi mào gà cho em thì cũng có thể đã nhiễm các bệnh xã hội khác như HIV, lậu, giang mai và cũng lây cho em. Tuy nhiên, không đồng nghĩa là chắc chắn em sẽ bị nhiễm HIV, lậu giang mai.

Không có dấu hiệu nào đặc hiệu cho nhiễm HIV giai đoạn đầu, vì đa phần nhiễm HIV giai đoạn đầu thường không gây triệu chứng, hoặc cho các triệu chứng trùng lắp với các bệnh lý thông thường khác.

Để biết chính xác có nhiễm HIV hay không, chỉ có 1 cách duy nhất là xét nghiệm máu, nếu làm xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV thì kết quả chính xác nhất là từ 3-6 tháng sau khi có hành vi nguy cơ, còn xét nghiệm PCR HIV thì khả năng phát hiện sớm cao hơn.

Ngày nay, bệnh HIV nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể sống tới hơn 50 tuổi như người bình thường. Hơn nữa, chưa chắc gì em bị nhiễm HIV, nếu em không dám đi xét nghiệm thì chuyện cứ sống trong lo sợ cũng đủ “giết dần giết mòn” em rồi, mà em còn có khả năng lây cho người thân xung quanh em nữa.

Bên cạnh đó, nếu được, em nên tầm soát luôn cả bệnh viêm gan B, cũng lây qua đường tình dục, em nhé.

Chào thân ái.

Mời tham khảo thêm:



Các xét nghiệm HIV nói chung gồm hai loại: loại thứ nhất nhằm tìm ra kháng thể kháng HIV còn loại thứ hai nhằm tìm ra chính bản thân (kháng nguyên) HIV.

Trong tầm soát và chẩn đoán HIV thông thường người ta sử dụng loại xét nghiệm tìm kháng thể kháng HIV trong máu bao gồm tét nhanh, ELISA, Western Blot… Xét nghiệm PCR nhằm tìm ra bản thân virus HIV thường chỉ áp dụng trong chẩn đoán nhiễm HIV sớm cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

Mục đích xét nghiệm là tìm kháng thể kháng HIV giúp gián tiếp chẩn đoán cơ thể người đó đã nhiễm HIV nên đòi hỏi thời gian “chờ” để cơ thể sản sinh kháng thể đủ để xét nghiệm phát hiện được. Khoảng thời gian này gọi là “thời kỳ cửa sổ”, khoảng 3 tháng (một số rất ít trường hợp có thể đến 6 tháng).

Do vậy tiêu chuẩn xác định âm tính đòi hỏi thỏa mãn một trong hai tình huống:

- Xét nghiệm âm tính 2 lần liên tiếp, cách nhau ít nhất 3 tháng, không có hành vi nguy cơ nào phát sinh.
- Xét nghiệm âm tính 1 lần, cách lần có hành vi nguy cơ gần nhất ít nhất 3 tháng.

Cần lưu ý là do tính chất “âm thầm” của loại vi rút này, ngành y tế luôn khuyến cáo bệnh nhân đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt, chứ không chờ đủ thời gian cửa sổ.

Tóm lại, khoảng thời gian 3 tháng được xem là mốc thời gian an toàn cho xét nghiệm tầm soát HIV nói chung.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X