Hotline 24/7
08983-08983

Có nên dùng thuốc ngay khi phát hiện bệnh đái tháo đường?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Cách đây 2 tháng tôi đi khám phát hiện đường huyết cao 10.3. Sau đó 1 tuần đi kiểm tra lại còn 6.7, 1 tuần sau đó kiểm tra ở Bệnh viện Nội tiết Trung ương là 8.4, độ HbA1c đều trên ngưỡng trung bình. Tôi mới sinh 1 cháu, trước có tiền sử tiểu đường thai nghén. Vậy tôi có nên dùng thuốc ngay không hay ăn kiêng và tập thể dục trước đã, tôi sợ uống thuốc sẽ phải uống cả đời. Rất mong nhận được câu trả lời của bác sĩ.

Trả lời
Xét nghiệm đường huyết. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Xét nghiệm đường huyết. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Với kết quả xét nghiệm đường huyết đói 3 lần đều cao như trên thì có thể kết luận bạn đã bị bệnh đái tháo đường. Mặc dù chế độ ăn và tập luyện đóng vai trò rất quan trọng trong kiểm soát đường huyết, nhưng hiệu quả thường đến chậm.

Do đó để phòng ngừa các biến chứng của bệnh, bác sĩ sẽ kê toa cho bạn một số thuốc điều trị, thường khởi đầu bằng thuốc uống, đôi khi là thuốc tiêm nếu HbA1c cao hoặc nghi ngờ lệ thuộc insulin. Đây là bệnh có liên quan đến các yếu tố di truyền và môi trường sống, một khi đã biểu hiện chứng tỏ các rối loạn đã diễn ra trong thời gian dài. Tuy nhiên thuốc trị đái tháo đường ít khi bị lệ thuộc. Bạn yên tâm là khi dùng thuốc điều trị, nếu xem xét thấy ổn định, bác sĩ có thể giảm liều hoặc ngưng thuốc tuỳ từng cơ địa, không phải trường hợp nào cũng cần uống thuốc suốt đời bạn nhé!

Thân mến.

Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp.

Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân.

Bệnh tiểu đường có ba loại chính, đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.

Biến chứng bệnh tiểu đường thường phát triển dần dần. Bạn mắc bệnh tiểu đường càng lâu và lượng đường trong máu càng ít kiểm soát, bạn càng có nguy cơ mắc biến chứng cao. Cuối cùng, biến chứng tiểu đường có thể không điều trị được hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Những phương pháp dùng để điều trị bệnh đái tháo đường:

- Đối với đái tháo đường tuýp 1 và tuýp 2, bạn sẽ cần đến một chế độ ăn uống đặc biệt để kiểm soát lượng đường trong máu. Bạn nên ăn nhẹ vào cùng một thời điểm cố định mỗi ngày.
- Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên bằng dụng cụ đo đường huyết tại nhà và cẩn trọng với các dấu hiệu cho thấy mức độ đường trong máu quá thấp hoặc quá cao. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn tiêm insulin, do đó bạn có thể tự tiêm ở nhà, thường là hai hoặc ba lần mỗi ngày.
- Bác sĩ sẽ giới thiệu các bài tập thể dục để giúp kiểm soát lượng đường trong máu của bạn.
- Bạn cũng cần kiểm tra bàn chân và mắt thường xuyên để ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Đối với người bệnh đái tháo đường, thực phẩm có chứa nhiều đường và khó tiêu là “kẻ thù số 1”. Dùng các thực phẩm này sẽ làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Những thực phẩm bạn cần tránh xa gồm:

- Các loại thực phẩm ngọt: bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có ga, các loại đồ ngọt nhân tạo, v.v.
- Tinh bột: cơ, phở, bún, v.v.
- Đồ ăn có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol: thịt mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
- Sữa
- Trái cây sấy khô
- Rượu, bia và đồ uống có cồn.

Những loại thực phẩm bạn có thể thoải mái ăn mà không lo ảnh hưởng đến bệnh như:

- Các loại trái cây ít đường: táo, bưởi, ổi, cam quýt,…
- Thịt nạc, đặc biệt là thịt bò.
- Cá.



Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X