Hotline 24/7
08983-08983

Chưa sinh con có nên hiến trứng?

Câu hỏi

Cháu chào bác sĩ, Cháu là Hạnh, 18 tuổi. Cháu đang là sinh viên. Cháu muốn hiến trứng nhân đạo nhưng chưa lấy chồng chưa có con thì có nên đi hiến trứng không ạ?

Trả lời

ThS.BS Trần Anh Tuấn

ThS.BS Trần Anh Tuấn

Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn

Hiến tặng trứng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hiến tặng trứng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Hạnh thân mến,

Trên lý thuyết thì em có thể cho được, bởi vì trứng không thụ thai thì sẽ tự thoái hóa đi, nên việc cho trứng cũng ít ảnh hưởng đến dự trữ buồng trứng. Nhưng thực tế thường thì các trung tâm hiếm muộn chỉ nhận trứng từ những người mẹ đã có em bé khỏe mạnh.

Khi cho trứng, cần lấy 10-12 trứng nên phải sử dụng thuốc kích thích rụng trứng, có nguy cơ quá kích buồng trứng. Khi chọc hút trứng, em cũng có nguy cơ xuất huyết, cần can thiệp phẫu thuật. Do đó, việc hiến trứng cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.

Trân trọng.


Việc hiến trứng trao cơ hội mang thai co những người phụ nữ có quá ít hoặc không có trứng rụng, hoặc trứng không phù hợp vì lý do di truyền. Tinh trùng từ nguời chồng được tiêm trực tiếp vào trứng hiến tặng để thụ tinh.

Nếu thụ tinh trong ống nghiệm tạo ra vài phôi, thì 1 hoặc 2 phôi sẽ được chuyển vào tử cung của người vợ, nơi phôi được cấy ghép và phát triển đủ tháng.

Rất nhiều phụ nữ lo ngại khi cho trứng sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh nở về sau do sợ sẽ bị “hết trứng”. Tuy nhiên, thực tế, tình trạng này không xảy ra.

Mỗi người phụ nữ có khoảng 2 triệu nang trứng từ lúc sinh ra, đến lúc dậy thì thì còn khoảng 300.000 đến 400.000 trứng, do sự thoái hóa tự nhiên của các nang trứng. Vào mỗi chu kỳ kinh, sẽ có khoảng 50-100 nang trứng đi vào quá trình chọn lọc và phát triển, tuy nhiên, cuối cùng chỉ có duy nhất 1 trứng rụng, những trứng còn lại sẽ thoái hóa. Nguyên nhân là vì sự phát triển của nang trứng được quyết định bởi một nội tiết tố gọi là FSH. Trong điều kiện bình thường, lượng FSH trong cơ thể chỉ đủ để cho 1 nang trứng phát triển và rụng trứng trong một chu kỳ kinh.

Khi kích thích buồng trứng, người cho trứng sẽ được sử dụng thuốc có tác động tương tự FSH, khiến cho lượng FSH trong cơ thể nhiều hơn, từ đó dẫn đến số trứng của chu kỳ kinh đó phát triển nhiều hơn và số trứng bị thoái hóa ít hơn. Nói cách khác, kích thích buồng trứng chỉ tác động đến số nang trứng đáng lẽ sẽ thoái hóa của chu kỳ đó, chứ không tác động đến những nang trứng của chu kỳ sau. Nếu không cho trứng, số lượng trứng của chu kỳ đó cũng mất đi. Vì vậy kích thích buồng trứng không làm giảm số trứng cũng như giảm khả năng có thai sau này của người cho trứng.

Người hiến trứng cần lưu ý những điều sau:

- Báo cho bác sĩ điều trị biết các loại thuốc mà bạn đang sử dụng
- Báo cho bác sĩ biết nếu bạn đang cho con bú
- Phải áp dụng biện pháp ngừa thai khi bắt đầu đồng ý cho trứng
- Nếu bạn không muốn có thai, bạn cần ngừa thai cho đến khi có kinh lại sau khi đã chọc hút trứng xong
- Tránh làm việc nặng trong thời gian tiêm thuốc kích thích buồng trứng
- Tránh quan hệ vào những ngày sắp chọc hút trứng
- Báo cho bác sĩ biết những triệu chứng bất thường mà bạn có trong thời gian cho trứng.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X