Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Chỉ số EOS là 6.0 có bình thường không BS?
Câu hỏi
Chào BS, Em muốn hỏi là hôm nay em đi xét nghiệm máu thì thấy chỉ số EOS là 6.0. Như vậy có bị sao không BS
Trả lời
Chỉ số EOS. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Eso là viết tắt của bạch cầu ái toan trong máu.
Bạch cầu được phân thành ba loại chính: bạch cầu hạt, bạch cầu đơn nhân và lympho. Bạch cầu hạt (granulocyte) được đặc trưng bởi các hạt nhuộm màu khác nhau trong tế bào chất dưới kính hiển vi quang học.
Có ba loại bạch cầu hạt: bạch cầu trung tính (neutrophil), bạch cầu ái kiềm (basophil) và bạch cầu ái toan (eosinophil) (được đặt tên theo các thuộc tính nhuộm màu của chúng). Tăng số lượng tế bào eosophil trong máu thường gặp trong nguyên nhân dị ứng, nhiễm ký sinh trùng... tùy vào kết quả thăm khám + các xét nghiệm khác mà BS sẽ nghĩ đến nguyên nhân nào nhiều hơn, em nhé.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Các tế bào bạch cầu là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Cơ thể có tới năm loại khác nhau của các tế bào bạch cầu, tất cả đều được tạo từ tủy xương. Mỗi tế bào bạch cầu tồn tại khoảng 3 - 4 ngày, sau đó được thay thế. Nồng độ tế bào bạch cầu là một chỉ số quan trọng cho biết một người đang mắc bệnh hay không. Bởi vì khi sức khỏe có vấn đề do bệnh lý nào đó, cơ thể sẽ tạo ra nhiều bạch cầu để chống lại nhiễm trùng. Xét nghiệm eos được sử dụng để đo số lượng bạch cầu ái toan (eosinophils) trong cơ thể. Bạch cầu ái toan có chức năng là đáp ứng lại với các bệnh lý nhiễm ký sinh trùng và tình trạng dị ứng. Bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm eos nếu người bệnh đã làm xét nghiệm khác biệt (cho biết tỷ lệ phần trăm của 5 loại bạch cầu trong cơ thể) và kết quả có bất thường. Xét nghiệm eos cũng được thực hiện để xác định chẩn đoán bệnh hoặc một điều kiện nào đó, chẳng hạn như: - Phản ứng dị ứng cực đoan - Giai đoạn đầu của bệnh Cushing (một rối loạn do có quá nhiều hoóc môn cortisol steroid) - Bị nhiễm ký sinh trùng - Kết quả bình thường: Kết quả xét nghiệm eos bình thường có số lượng bạch cầu ái toan thấp hơn 350 mỗi microliter của máu. - Kết quả bất thường: Một số lượng lớn bạch cầu ái toan - rối loạn được gọi bạch cầu ưa eosin, có thể được gây ra bởi các yếu tố sau: - Một phản ứng dị ứng với giun sán - Một bệnh tự miễn - Eczema - Hen suyễn - Dị ứng theo mùa - Bệnh bạch cầu - Viêm loét đại tràng - Lupus - Bệnh Crohn Số lượng bạch cầu ái toan thấp bất thường có thể do nhiễm độc từ rượu hoặc sản xuất quá mức cortisol (một loại steroid được sản xuất tự nhiên trong cơ thể). Với những người đang bị dị ứng hoặc nhiễm ký sinh trùng, bác sĩ sẽ kê toa điều trị ngắn hạn để giảm bớt các triệu chứng và phục hồi số lượng tế bào máu trắng trở về mức bình thường. Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh có thể đang mắc phải một bệnh tự miễn, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm để xác định chính xác loaị bệnh người đó đang mắc phải và có biện pháp điều trị thích hợp. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình