Hotline 24/7
08983-08983

Chân trái không trị vững, tê mỏi khi ngủ nghiêng, điều trị như thế nào?

Câu hỏi

Chào BS, Em làm việc văn phòng, ngồi nhiều ít vận động. Năm 2017 em có tập thể dục tại nhà nhưng không khởi động trước, lúc đó em cảm giác bị căng phía sau đầu gối chân trái. Ngày hôm sau chân em yếu hơn hẳn, lên cầu thang rất mỏi. Sau đó em có đi khám 1 cơ sở y tế tại Vũng Tàu, BS ở đó cho em đi siêu âm đầu gối, kết quả không tràn dịch, BS bảo cứ về vài hôm sẽ khỏi. Song một thời gian sau em thấy không khỏi và em không nằm quay bên trái được, cứ ngủ bên trái được 10 phút là em bị tê mỏi chân. Em có đi khám tại BV ở Vũng Tàu, BS hỏi em có tràn dịch gì không, em bảo không, nên BS bảo không sao. Em xin đi chụp Xquang, kết quả xương không vấn đề gì. Sau một thời gian dài vẫn không khỏi, em có đi khám BV trên TPHCM, BS cho em đi điện cơ, và chích kim vào 2 đùi, kết quả bình thường. Nhưng đến nay chân trái em thường không trụ vững được, leo cầu thang hoặc đi đường dài thường bị mỏi, ngủ nghiêng bên trái mỏi và tê chân, chân trái có biểu hiện nhỏ hơn chân phải 1cm. BS có thể cho em biết em bị gì, nên khám như thế nào và nên đi khám ở đâu, cách điều trị thế nào ạ? Em cảm ơn BS.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Tổn thương dây chằng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tổn thương dây chằng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Khớp gối chắc chắn là nhờ cấu trúc xương ôm khít vào nhau, được bao bọc bởi bao khớp, cơ bắp ở phía trước, phía sau và dây chằng hai bên. Đặc biệt, ở giữa khớp có hai dây chằng nối hai đầu xương khiến chúng giữ chặt với nhau ở ngay trung tâm khớp.

Khi dây chằng bị tổn thương, khớp gối sẽ lỏng, người bệnh sẽ có cảm giác lỏng khớp gối và chân yếu khi đi lại, khó khăn khi phải đứng trụ bằng chân bị lỏng gối.

Tổn thương dây chằng thường khó phát hiện khi chụp Xquang hay siêu âm thông thường, do đó, em cần tới khám BS chuyên khoa Cơ xương khớp để thực hiện các nghiệm pháp đánh giá, xem xét chỉ định chụp MRI khớp gối để chẩn đoán và điều trị sớm em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Dây chằng là một dải ngắn gồm các mô liên kết sợi cứng, chủ yếu bao gồm các phân tử collagen dài và dai. Các dây chằng có nhiệm vụ nối các xương trong và quanh khớp. Các dây chằng hạn chế khả năng di chuyển của khớp hoặc ngăn chặn các cử động nhất định. Các chấn thương dây chằng ở đầu gối - ví dụ như dây chằng chéo (ACL) phía trước - có thể khiến bạn bị thương. Chấn thương có thể khiến bạn rất đau và hạn chế những hoạt động thường ngày.

Các triệu chứng phổ biến của chấn thương dây chằng đầu gối là:

- Nghe thấy tiếng “bốp” tại thời điểm bị thương nếu dây chằng bị rách hoàn toàn;
- Sưng đầu gối: Khi một dây chằng bị thương, bạn có thể bị chảy máu bên trong khớp gối, dẫn đến sưng đầu gối. Mức độ sưng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tích. Các dây chằng nhỏ có thể sưng ít hơn. Tuy nhiên, dây chằng bị xé rách hoàn toàn có thể dẫn đến sưng đầu gối rất nhanh (trong vòng hai giờ) và rất đau đớn;
- Đau ở đầu gối: mức độ đau có thể phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của thương tích ở đầu gối;
- Chạm vào thấy mềm ở xung quang khu vực bị chấn thương dây chằng. Các dây chằng nhỏ bị chấn thương có thể đỡ hơn, nhưng trong trường hợp dây chằng bị đứt hoặc tổn thương nghiêm trọng sẽ gây đau đớn;
- Không thể di chuyển đầu gối bình thường: Khi dây chằng bị rách, bạn có thể bị suy giảm khả năng vận động nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu vết rách ở dây chằng nhỏ, bạn vẫn có thể đi lại được;
- Cảm giác đầu gối không cố định. Tình trạng này có thể khiến bạn đi khập khiễng và phụ thuộc vào mức độ tổn thương dây chằng. Bạn vẫn có thể đứng nếu chỉ chấn thương một chút ở dây chằng đầu gối;
- Đôi khi các vết thâm có thể xuất hiện ở đầu gối, nhưng không phải lúc nào cũng có.

Bạn có thể bị chấn thương dây chằng đầu gối do thay đổi hướng đi đột ngột, tiếp đất không đúng cách, ví dụ như khi chơi bóng đá. Chấn thương thường xảy ra nhanh chóng. Cơ yếu hoặc không linh hoạt sẽ khiến bạn bị bong hoặc rách dây chằng.

Rất khó để ngăn chặn chấn thương dây chằng đầu gối. Tuy nhiên, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ bị chấn thương dây chằng bằng một số biện pháp phòng ngừa sau:

- Giữ cơ đùi khỏe mạnh bằng các bài tập căng cơ và tăng cường tập thể dục thường xuyên;
- Khởi động trước khi bắt đầu tập các bài tập nặng hơn;
- Bạn không nên thay đổi hoạt động đột mà nên từ từ chuyển sang động tác mới.

Khớp gối là khớp nối xương đùi và xương cẳng chân - hai xương lớn nhất cơ thể - đồng thời khớp gối đảm nhận những vận động mạnh và linh hoạt, cho nên khớp gối được cố định bởi nhiều gân và dây chằng. Một chấn thương dây chằng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sự vận động của khớp và làm biên độ cử động bất thường. Tùy theo mức độ chấn thương mà bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau, nhưng có một điểm chung là bạn hãy cố gắng nghỉ ngơi tại chỗ, tránh đè ép lên gối tổn thương để dây chằng bị rách, đứt có thời gian phục hồi.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X