Hotline 24/7
08983-08983

Cách khắc phục chân sưng, hơi vẹo sau gần 2 tháng tháo bột?

Câu hỏi

BS ơi, Chân em đã tháo bột được 1 tháng 25 ngày, chân của em bị chấn thương ở xương ống chân và phía sau là gãy xương phụ, bị chấn thương từ vùng dưới đầu gối (xương ống chân) và gãy xương phụ gần chỗ gót chân. Hiện em đã đi lại được bình thường nhưng vẫn còn hơi vẹo; đi chân không đau và cũng không nhức nhưng nó vẫn còn sưng. Em đã bó bột chỗ BS khoa chấn thương ở BVĐK tỉnh Quảng Ngãi, lần đầu tiên bó bác cho nẹp 10 ngày rồi xuống bó tròn trong 5 tuần mới tháo bột. BS hãy giải thích hiện tượng còn sưng giùm em và chỉ em cách để khắc phục ạ. Em cảm ơn BS.

Trả lời
Chân sưng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chân sưng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,
 
Sưng sau gãy xương chủ yếu do rối loạn dinh dưỡng và chấn thương phần mềm kết hợp với gãy xương và do bất động lâu ngày. Các triệu chứng này sẽ giảm dần theo thời gian với việc dùng thuốc và tập vật lý trị liệu.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Gãy chân là sự xuất hiện vết nứt hoặc gãy một trong những xương ở chân của bạn. Các nguyên nhân thường gặp bao gồm té ngã, tai nạn giao thông và chấn thương trong thể thao.

Việc điều trị một trường hợp gãy xương ở chân phụ thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của thương tổn. Một trường hợp gãy chân nặng có thể cần phẫu thuật để cấy thiết bị hỗ trợ vào xương bị gãy nhằm duy trì sự liên kết các đoạn xương trong quá trình hồi phục. Một số trường hợp khác có thể được điều trị bằng việc cố định xương với một khuôn đúc bằng bột hoặc nẹp. Trong tất cả các trường hợp, chẩn đoán và điều trị nhanh chân bị gãy là rất quan trọng để hoàn thành quá trình hồi phục xương.

Xương đùi là xương chắc khỏe nhất và dài nhất trong cơ thể của bạn, do đó khi xương đùi bị gãy thì lực tác động phải là rất mạnh. Tuy nhiên, xương ống chân (xương chày) là xương chịu lực chính ở chân và xương thứ hai chạy dọc theo xương chày phía dưới đầu gối (xương mác) lại có nguy cơ tổn thương cao hơn.

Các dấu hiệu và triệu chứng của gãy xương bao gồm:

- Cơn đau dữ dội và có thể trầm trọng hơn khi di chuyển
- Sưng phù vị trí gãy
- Nhạy cảm (cảm giác sợ đụng vào vùng gãy do đau)
- Bầm tím
- Biến dạng hoặc rút ngắn chân bị ảnh hưởng
- Không thể đi lại được

Gãy xương khiến cho bệnh nhân phải trải qua cơn đau đớn và khó khăn khi vận động.

Gãy xương nếu không được điều trị có thể khiến cho người bệnh bị biến dạng xương, tổn thương dây thần kinh và nhiều những biến chứng nguy hiểm khác.

Không thể hoàn toàn ngăn ngừa được chấn thương. Nhưng những lời khuyên cơ bản sau có thể giúp giảm nguy cơ bị gãy xương cho bạn:

- Xây dựng sức mạnh cho xương. Các loại thực phẩm bổ sung canxi như sữa, sữa chua và pho mát có thể giúp xương chắc khỏe. Bổ sung canxi hoặc vitamin D cũng có thể cải thiện độ chắc của xương. Hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi dùng các thực phẩm bổ sung trên.

- Mang giày thể thao thích hợp. Chọn giày thích hợp cho môn thể thao yêu thích của bạn. Thay giày thể thao thường xuyên. Loại bỏ giày ngay khi chúng mòn gót hoặc nếu cảm giác mang không đều chân.

- Thay đổi chế độ luyện tập. Thay đổi chế độ luyện tập có thể ngăn ngừa gãy xương stress. Luân phiên chạy bộ với bơi lội hoặc đi xe đạp. Nếu bạn tập trên máy đi bộ trong nhà, hãy thay đổi hướng chạy để giảm lực tác động lâu dài trên một vị trí xương.

BS.CK2 Trần Văn Dương
Phụ trách khoa Y học thể thao, BV Nhân dân 115


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X