Hotline 24/7
08983-08983

Các dấu hiệu nhận biết cơ thể nhiễm vi khuẩn Hp

Câu hỏi

Em bị đau dạ dày nhưng làm sao để biết có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không, có dấu hiệu nào để nhận biết không thưa BS?

Trả lời
BS.CK2 Lê Kim Sang
BS.CK2 Lê Kim Sang

Chào bạn,

Hiện nay vấn đề viêm loét dạ dày tá tràng, nhiễm vi khuẩn HP vẫn đang là vấn đề thời sự, bởi một số người vẫn còn lơ là và chưa có nhận thức đúng về căn bệnh này. Đó là khả năng lây nhiễm, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào? Đây là điều đáng lo cho cả người thầy thuốc và bệnh nhân.

HP là một con vi trùng gây ra bệnh viêm loét dạ dày tá tràng. Vi trùng này có khả năng tiến sâu vào lớp niêm mạc dạ dày, vào sâu lớp cơ hình thành nên những tổn thương làm nên các vết viêm, loét dạ dày mãn tính có thể gây ra ung thư sau này.

Một số triệu chứng báo hiệu bạn có thể đã nhiễm vi khuẩn HP:

- Đau hoặc bỏng rát vùng bụng trên
- Đau bụng tăng lên khi đói
- Buồn nôn ngay cả khi không có thức ăn trong bụng
- Nôn khan, nôn buổi sáng sớm
- Chán ăn, ợ nhiều, đầy bụng
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Thiếu máu, thiếu sắt không rõ nguyên nhân

Các yếu tố có nguy cơ nhiễm HP:

- Có thành viên trong gia đình nhiễm HP
- Nơi ở tập trung đông người
- Điều kiện vệ sinh kém
- Gia đình đông con
- Phòng dịch kém
- Nguồn nước bị ô nhiễm
- Chăm sóc y tế kém.

Tóm lại, nếu bạn thấy nghi ngờ hay lo lắng, bạn nên đến BV để kiểm tra và làm các xét nghiệm nếu cần thiết.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



H. pylori là một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori (còn gọi là H. pylori). Đây cũng là một nguyên nhân thường gặp dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng. Nhiễm H. pylori rất phổ biến, nhưng đa số chúng ta không nhận ra rằng mình đã mắc bệnh vì thường không xuất hiện bất cứ triệu chứng gì. Tuy nhiên trong một số trường hợp, H. pylori có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm loét và ung thư dạ dày.

Theo giả thiết của các nhà khoa học, vi khuẩn H. pylori có thể được truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, chất nôn hoặc phân của người đã mắc bệnh. H. pylori cũng có thể lây lan qua thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm.

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, H. pylori có thể phát triển trong niêm mạc dạ dày. Tại đây chúng sẽ được bao phủ bởi một lớp chất nhầy, bảo vệ nó khỏi axit tiết ra từ dạ dày.

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm H. pylori:

- Ăn uống đúng giờ và điều độ
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn
- Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.

Nhiễm H. pylori không triệu chứng thì chưa cần điều trị, nhưng nếu như thủ phạm gây ra những cơn đau dạ dày của bạn là H. pylori thì bạn cần điều trị tiêu diệt vi khuẩn theo đúng phác đồ. Hiện nay, vi khuẩn H. pylori kháng thuốc chiếm tỷ lệ rất cao, do đó bạn sẽ được kê toa gồm 3-4 loại kháng sinh và uống lâu dài từ 2-4 tuần. Dù uống nhiều thuốc có thể làm bạn thông thoải mái, nhưng bạn nên tuân thủ liệu trình điều trị để tiêu diệt tận gốc vi khuẩn và hạn chế nguy cơ vi khuẩn kháng thuốc.


BS.CK2 Lê Kim Sang
Khoa Nội Tiêu hóa, BV Quốc tế City

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X