Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Bố em nhiều bệnh, rất buồn và bất an, ít cười, điều trị như thế nào?
Câu hỏi
Em chào BS ạ, Bố em năm nay 60 tuổi, nặng 63kg, cao 1m69, hiện đang sống ở Nghệ An. Đã từng đặt stent ở tim tháng 3/2016 ở Bệnh viện đa khoa Nghệ An, mổ u thanh quản tháng 7/2017, tháng12/2017 bị lú lẫn tâm thần nhưng đã chữa xong. Tháng 8/2018 khám bị hở van tim 2 lá, suy tim, bị trào ngược dạ dày, thoái hóa đốt sống cổ. Từ đầu năm 2018 bố em bị mất ngủ, chỉ ngủ 2 tiếng 1 ngày, hay đau đầu, trí nhớ kém, bị tê cánh tay trái, tim đập nhanh, hồi hộp, bản thân hay lo lắng, suy nghĩ nhiều nhìn rất buồn. Có 1 hôm đi bắt mạch ở một hiệu thuốc Bắc Nam để cắt thuốc bổ về uống thêm thì người ta bảo là bệnh nặng rồi nên đi bệnh viện khám và không cắt thuốc. Bố em vẫn đi khám sức khỏe thường xuyên, vậy có phải bố em khám tổng quát nên không phát hiện được hết bệnh không ạ? Hiện tại bố em hay buồn và bất an, rất ít cười cứ như bị trầm cảm. Vậy xu hướng tốt nhất để điều trị tất cả những bệnh trên là gì ạ? Bởi vì sự hiểu biết còn hạn chế nên em rất mong bác sĩ cho em lời khuyên để gia đình có hướng chữa trị tốt nhất cho bố ạ. Em xin cảm ơn các bác sĩ nhiều! Hiện bố em lo lắng, chủ yếu về tim nên loại thuốc bố chỉ đang tập trung sử dụng là: - Concor cor 2.5mg, ngày uống 1 viên buổi sáng; - Micardis 40mg, ngày uống 1 viên buổi tối; - Aspirin 81mg, ngày uống 1 viên buổi tối; - Crestor 5mg, ngày uống 1 viên buổi tối.
Trả lời
Mỗi bệnh lý tâm thần kinh đều có tiêu chuẩn chẩn đoán riêng, cần thăm khám và hỏi bệnh thật kĩ càng mới giúp phân biệt chẩn đoán và điều trị. Hiện tại những vấn đề bạn mô tả cho thấy bố của bạn thật sự có vấn đề về mặt tâm thần, nhiều khả năng là rối loạn lo âu, rối loạn khí sắc. Khám sức khoẻ tổng quát và các xét nghiệm máu khó có thể phát hiện ra bệnh.
Do đó bạn nên đưa bố tới khám chuyên khoa Tâm thần kinh để làm rõ chẩn đoán, ngoài ra nên thông báo với BS về tiền căn bệnh lý tim mạch để BS lựa chọn loại thuốc an toàn nhất cho bố bạn nhé!
Thân mến.
Lo
âu là một hiện tượng bình thường trong cuộc sống của con người. Tuy
nhiên người mắc bệnh rối loạn lo âu thường có sự lo lắng và nỗi sợ quá
mức về các tình huống hằng ngày. - Tập thể dục hàng ngày; - Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế chất béo, đường và thực phẩm chế biến sẵn. Bổ sung các thực phẩm giàu axít béo omega-3 và các vitamin B trong bữa ăn hằng ngày. - Chú trọng giấc ngủ. Đảm bảo ngủ đủ giấc. Nếu không ngủ được, hãy gặp bác sĩ. - Tìm kiếm sự giúp đỡ càng sớm: triệu chứng rối loạn lo âu rất dễ nhầm lẫn với bệnh tâm thần khác, bạn nên gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. - Chủ động: tham gia hoạt động mà bạn yêu thích, tích cực trong quan hệ xã hội. - Tránh dùng thức uống có cồn, chất kích thích: cồn, chất kích thích làm rối loạn lo âu tệ hơn. Nếu bạn nghiện các chất này, hãy bỏ càng sớm càng tốt. Tư vấn bác sĩ và tìm nhóm hỗ trợ khi cần thiết. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình