Hotline 24/7
08983-08983

Bó bột rạn xương gót 4 tuần, đi lại được chưa?

Câu hỏi

Tôi bị ngã rạn xương gót đã bó bột 4 tuần. Nay băng chun tập đi nạng thấy không đau. Xin hỏi đã đi bình thường được chưa?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Rạn xương gót. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Rạn xương gót. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Xương gót là một trong những xương chậm lành nhất khi có gãy xương. Do đó, bạn nên tái khám để bác sĩ kiểm tra tình trạng lành xương trước khi tập chịu lực, tránh vận động quá mạnh có thể gây di lệch vùng gãy bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Rạn xương, nứt xương thực chất là một dạng của gãy xương, tức là gãy xương kín, không có di lệch (xương chưa bị tách ra khỏi chiều dọc, chiều ngang hoặc chưa bị thòi ra ngoài da). Nứt  xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào của cơ thể khi có lực tác động mạnh từ bên ngoài vào xương.

Thông thường, khi bị rạn, nứt xương có hạn chế vận động, thậm chí mất hoàn toàn vận động chỗ bị nứt xương nếu xương bị nứt nhiều, phức tạp. Trường hợp nứt, rạn xương lớn (như xương đùi, xương chậu, xương sọ não…) hay kết hợp với đa chấn thương, bệnh nhân có thể bị sốc. Tại vị trí xương nứt, rạn tổ chức cơ, gân, dây chằng, da có thể thấy sưng nề, bầm tím, biến dạng...

Sau tai nạn, nếu đau nhức, rất khó chịu vùng xương nào đó, nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay không nên chủ quan để đề phòng biến chứng có thể xảy ra. Ở bệnh viện, tùy theo mức độ tổn thương, vị trí của xương, các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị thích hợp cho từng trường hợp trên nguyên tắc cố định (bó bột, nẹp…) và bất động kết hợp với giảm đau, chống phù nề và dinh dưỡng tốt để chóng liền xương.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X