Hotline 24/7
08983-08983

Bé bị ho và sổ mũi 12 ngày chưa khỏi, có nên cho uống kháng sinh?

Câu hỏi

Thưa BS, Bé nhà cháu 6.5 tháng, nặng 7kg. Lúc trước bé bị ho, sổ mũi và sốt, em có cho bé đi khám và uống thuốc thì hết sốt nhưng vẫn còn ho và sổ mũi. Em có nên cho bé uống thêm kháng sinh không ạ? Bé bị ho và sổ mũi đến nay 12 ngày rồi ạ. Bé vẫn ăn, bú và chơi bình thường ạ.

Trả lời
Bé bị sổ mũi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bé bị sổ mũi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

12 ngày là hơi lâu, em nên cho bé tái khám. Còn việc dùng kháng sinh hay không thì tùy BS em nhé, thường ho và sổ mũi và chậm khỏi hơn sốt. Em cũng có thể cho bé dùng thuốc nhỏ mũi và thuốc ho thảo dược thông thường.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


>> Bé sổ mũi kéo dài phải làm gì?

Trẻ em là đối tượng có hệ hô hấp khá nhạy cảm nên chỉ cần một số kích thích từ bên ngoài như thời tiết thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh bất thường, các chất gây dị ứng cho trẻ như phấn hoa, nước thơm… có thể dẫn tới tình trạng trẻ bị sổ mũi.

Trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như: Viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm phế quản là những nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bị sổ mũi.

Ngoài ra, khi trẻ bị cảm cúm hoặc cảm lạnh dẫn tới triệu chứng chảy nước mũi. Với cảm cúm, các dấu hiệu ở trẻ thường gặp là hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi, đau họng, ho có đờm. Các triệu chứng này xuất hiện từ từ chứ không đến đột ngột. Bệnh cảm lạnh thì các triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng 2-3 giờ đầu, như là trẻ sẽ bị sốt, bị ho khan, bị ớn lạnh.

Khi bé mới bị sổ mũi, bạn có thể xử lý nhanh bằng các bước dưới đây:

- Để bé nằm ngửa, đầu hơi ngửa ra phía sau
- Nhỏ 2 - 3 giọt nước muối sinh lý ấm vào mũi (với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi), với các bé lớn hơn nhỏ 4- 5 giọt
- Để khoảng 30 giây cho nước muối thấm vào làm loãng dịch mũi
- Dùng dụng cụ hút mũi hút sạch dịch mũi đối với các trẻ nhỏ, trẻ lớn hơn có thể tự xì mũi ra khăn hoặc giấy sạch. Thực hiện các bước trên 4 lần mỗi ngày.

Cha mẹ cần lưu ý về chế độ ăn uống cho trẻ khi bị bệnh và lúc bình thường, cần có một chế độ ăn uống hợp lý giàu vitamin đặc biệt là vitamin C, E và khoáng chất để tăng cường chất đề kháng cho trẻ.

Không nên bắt trẻ ăn dặm quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ các bữa ăn để trẻ có thể hấp thu và chuyển hóa các thức ăn một cách tốt nhất.

Không nên cho trẻ ăn các thức ăn lạ, đảm bảo nguồn gốc thực phẩm chế biến thức ăn cho trẻ tươi sạch.

Khi trẻ bị sỏ mũi rất khó thở, thường phải thở bằng miệng nên trẻ rất khát nước, vì vậy cần bổ sung nước uống và nước ép trái cây cho trẻ tránh tình trạng để trẻ bị thiếu nước.

Làm sạch mũi cho trẻ hàng ngày với nước muối natri 0.9% theo hướng dẫn sử dụng cho con nhỏ. Việc này có ích cho trẻ nhỏ giúp trẻ dễ thở hơn, các mầm bệnh trong gỉ mũi bị đào thải ra ngoài.

Khi trẻ bị sổ mũi rất khó thở, cần kê cao gối cho con ngủ và bế con thẳng đứng để con dễ thở và bớt khó chịu hơn.

Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, đảm bảo môi trường cho bé luôn sạch sẽ thoáng mát và ít bụi bẩn

Giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh nhất là những vùng dễ bị nhiễm lạnh: Đầu, cổ, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân...

BS Trương Hữu Khanh
Trưởng khoa nhiễm - thần kinh - BV Nhi đồng 1
Trích từ "Hỏi bác sĩ nhi đồng"

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X