Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Ám ảnh thời thơ ấu khiến em luôn lo sợ BS ơi?
Câu hỏi
Chào BS, Năm nay em 18 tuổi vừa mới thi THPTQG xong. Lúc đi học, đặc biệt là năm lớp 10 và lớp 11 em thường tránh tiếp xúc với các bạn trong lớp, nhất là các bạn nam; mỗi lần em định nói gì đó trong đầu em luôn suy nghĩ đến những điều tiêu cực như các bạn sẽ không nghe em nói, người chỉ đang giả vờ nghe em nói, hay em sẽ bị các bạn hiểu lầm,... vì thế em càng ngày càng ít bạn. Mỗi lần ai đó nhìn thì em lại cảm thấy lo sợ rằng họ đang có ý đồ xấu với mình, nhất là nam giới (vì hồi nhỏ em đã từng bị xâm hại) hoặc đang xem thường hay dò xét đối với nữ. Em cũng có nghi ngờ là mình bị rối loạn cảm xúc hoặc bị trầm cảm và đã nói cho gia đình biết nhưng mẹ em bảo không phải, em có cảm giác mẹ không tin em và cảm thấy rất buồn. Buổi tối trước khi đi ngủ em thường cảm thấy khó ngủ và sợ hãi, em nghĩ em cần được điều trị và tư vấn nhưng em không muốn cho người nhà hay ai biết và chỗ em cũng không có BS tâm thần nào. Em phải làm gì bây giờ thưa BS?
Trả lời
Tôi mừng vì em đã tìm đến với chúng tôi, chịu mở lòng chia sẻ những bí mật chôn giấu và muốn tìm cách thoát ra. Điều này rất có lợi cho việc điều trị và phục hồi bệnh của em. Quả thật, những ám ảnh về việc bị xâm hại lúc nhỏ đã đeo bám và hành hạ em quá nặng nề, nó đang đẩy em vào rối loạn tâm lý - tâm thần, mà nếu không điều trị có thể em sẽ “quẫn trí đến chết” vì những lý do không đáng. Tôi nói lý do không đáng là bởi vì chuyện có xấu xa thì cũng là chuyện của quá khứ rồi, lỗi cũng không phải nơi em, người hại em không bị gì cả thì tại sao em là người bị hại lại tiếp tục tra tấn bản thân mình? Em còn tương lai và gia đình em, em hoàn toàn có thể có 1 cuộc sống mới.
Chắc chắn là những điều mà em kể ở trên, cho thấy em thật sự bị rối loạn tâm lý - tâm thần, em thật sự “cần được điều trị và tâm lý trị liệu”. Mẹ em có thể chưa tin em lúc này, nhưng nếu em đưa cho mẹ em đọc những gì BS tư vấn ở đây, tôi nghĩ mẹ em sẽ tin. Em cũng có thể chia sẻ thư này với người thân nào khác mà em tin tưởng để giúp em vượt qua giai đoạn này.
Để chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn tâm lý - tâm thần, không có cách nào khác là khám trực tiếp bs tâm thần. Bởi vì tôi không phải BS chuyên khoa Tâm thần, mặt khác là để chẩn đoán một người bị rối loạn tâm thần dạng gì, có kèm bệnh gì hay không, cần điều trị thuốc gì thì BS chuyên khoa Tâm thần và bệnh nhân phải ngồi lại với nhau, dành thời gian khai nhác bệnh sữ kỹ càng, đào sâu vào từng triệu chứng mới kết luận được là người bệnh thuộc nhóm bệnh nào, đồng thời cũng phải loại trừ những bệnh lý tổn thương cơ quan khác gây ra rối loạn tâm thần (như rối loạn nội tiết, bệnh lý ở não…). Phải xác định rõ bệnh thì mới kê thuốc điều trị cho em được, tâm lý trị liệu cũng phải cần nhiều thời gian trao đổi trực tiếp mặt đốt mặt với nhau.
Em tìm hiểu thêm về BS chuyên khoa Tâm thần ở khu vực em sinh sống, em nhé.
Thân mến.
Sức khỏe tinh thần
bao gồm sự khỏe mạnh về cảm xúc, tâm lý, khả năng nhận thức và
giao tiếp xã hội. Cũng như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của
bạn có thể bị tổn thương do các bệnh tâm lý - thần kinh. Đây là một
bệnh ảnh hưởng đến não bộ của bạn bằng cách gây ra một sự mất cân bằng
hóa học. Chúng có thể gây rối loạn nhẹ đến nghiêm trọng trong cách bạn
suy nghĩ, cảm nhận, hành động và cách bạn cảm nhận được con người và sự
kiện trong cuộc sống của bạn. Bệnh tâm lý - thần kinh có thể là một
tình trạng mãn tính, nhưng có thể được kiểm soát với sự giúp đỡ của
bác sĩ. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình