Hotline 24/7
08983-08983

Di chứng cục máu đông sau COVID-19: Nhận diện triệu chứng và cách phòng ngừa

GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam đã có những trao đổi thú vị xung quanh vấn đề cục máu đông hậu COVID-19 như: nguy cơ thay đổi giữa người bệnh nền và người khỏe mạnh; dấu hiệu nhận biết và cách phòng ngừa hiệu quả.

1. Nguy cơ hình thành cục máu đông hậu COVID-19 khác nhau ra sao giữa người bệnh nền và người khỏe mạnh?

Thưa BS, hậu COVID-19 nguy cơ hình thành cục máu đông thay đổi ra sao giữa người mắc bệnh nhẹ và nặng, người có sẵn các bệnh nền (tiểu đường, tăng huyết áp, tim mạch, rối loạn lipid máu) và người khỏe mạnh?

COVID-19 đã được nghiên cứu trên thế giới và trong thực hành lâm sàng là một trong những nguy cơ hàng đầu gây biến chứng tăng đông - hay nói cách khác là tăng đông máu. Ở những người có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, một số bệnh tim, người trung niên và cao tuổi khi mắc COVID-19 rất dễ gặp vấn đề tăng đông.

Nguyên nhân là do, với những người mắc bệnh nền kể trên vốn dĩ đã là yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ, nhất là ở người trung niên và cao tuổi. Khi mắc COVID-19, virus SARS-CoV-2 sẽ tiếp tục “đánh” vào các cơ quan trong cơ thể. Trong đó “tấn công” não để lại hội chứng sương mù não, “tấn công” phổi để lại biến chứng thuyên tắc mạch phổi gây khó thở, sốt, ho…, “tấn công” thận gây biến chứng suy thận. Như vậy, trên nền tảng người có yếu tố nguy cơ, việc mắc COVID-19 làm gia tăng nguy cơ tăng đông (hay tắc mạch) lên gấp nhiều lần so với người bình thường.

Khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể sẽ không khỏi ngay, có thể khi hết sốt vẫn còn tồn tại một số triệu chứng, chẳng hạn như:

- Tại não (giảm trí nhớ, đau đầu, mất ngủ, trầm cảm), mất khứu giác, tê bì chân tay, thậm chí là liệt… Nhiều trường hợp người bệnh có cảm giác biến chứng rất nặng nề như đột quỵ sau COVID-19.

- Trong một số trường hợp, những người bị biến chứng phổi nặng để lại hậu quả viêm phổi, ho kéo dài…

- Đối với khớp vẫn để lại chứng bệnh đau xương khớp.

- Đối với tim vẫn để lại cảm giác đau tức ngực, rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh…

- Ngoài ra còn có những rối loạn toàn thân khác như mệt mỏi, đau mỏi cơ khớp, cảm giác hụt hơi…

Trung niên và cao tuổi là những người đã có sẵn yếu tố nguy cơ bị đột quỵ. Ngoài ra khi mắc thêm COVID-19, tổn thương càng gia tăng. Vì vậy, cho dù mắc COVID-19 nặng hay nhẹ thì nguy cơ đột quỵ vẫn trường diễn.

2. Dấu hiệu hình thành cục máu đông ở người bệnh đã khỏi COVID-19?

Dấu hiệu nào cho thấy, người bệnh sau khi khỏi COVID-19 hình thành cục máu đông? Những cục máu đông hình thành sau COVID-19, liệu có chữa khỏi và điều trị bằng phương pháp nào?

Hội chứng tăng đông sau COVID-19, đối với não có thể biểu hiện lâm sàng là đau đầu, tê bì, yếu liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, nói khó, nói ngọng, mất trí nhớ, mất ngủ, mất khứu giác. Tổn thương não là tổn thương hệ mạch máu não, dẫn đến tổn thương tế bào não do không được nuôi dưỡng. Đối với phổi có thể gây ra triệu chứng ho kéo dài, khó thở, hụt hơi… Đối với tim, gây đau ngực, tức ngực, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp tim, hay hồi hộp…

Như vậy, khi xuất hiện những triệu chứng này, nhất là người trung niên và cao tuổi thì nên đến khám với thầy thuốc để được chỉ định làm thêm các xét nghiệm (xét nghiệm đông máu, xét nghiệm máu thường quy, D - dimer, Prothrombin T…), chụp cộng hưởng từ. Qua đó, thầy thuốc sẽ có những hướng dẫn cụ thể để xử trí phù hợp.

3. Phòng ngừa cục máu đông hậu COVID-19, cách nào hiệu quả?

Khỏi COVID-19, làm cách nào để phòng tránh cục máu đông (lưu ý gì trong sinh hoạt, ăn uống), thưa BS?

Hội chứng hậu COVID-19 tồn tại tùy theo từng cá nhân mắc bệnh nhẹ hay trung bình, nặng, có thể là 1 tháng, 2-3 tháng, 5-6 tháng, thậm chí là cả năm. Để dự phòng tăng đông hậu COVID-19:

- Với những người có biểu hiện như trên cần có chế độ sinh hoạt, tập luyện hợp lý khoa học. Đầu tiên, người bệnh nên tập thở. Thứ hai là vận động các chi. Mỗi ngày chỉ cần khoảng 30 phút.

- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Tăng cường dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, thải trừ virus ra khỏi cơ thể.

- Không lạm dụng rượu bia. Đây cũng là những yếu tố làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

- Không hút thuốc.

- Người bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch cần kiểm soát tốt theo hướng dẫn của thầy thuốc bằng chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt và dùng thuốc.

- Có thể sử dụng thêm những sản phẩm được công nhận giúp giảm hội chứng tăng đông, hay nói cách khác là dự phòng đột quỵ. Ví dụ như NattoEnzym - sản phẩm có chứa nattokinase với nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới.

4. Sau khi khỏi COVID-19, có nên dùng NattoEnzym phòng ngừa cục máu đông, đột quỵ?

NattoEnzym là một sản phẩm của DHG Phamar, được nhiều người tin dùng với công dụng làm tan cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ.

- Vậy với những trường hợp hậu COVID-19, nattokinase trong NattoEnzym có tác dụng, hiệu quả như những người sở hữu yếu tố nguy cơ cao bị đột quỵ?

Người Nhật thường có thói quen sử dụng Natto (đậu nành, đậu tương) - món ăn có truyền thống 1.200 năm trong bữa ăn hằng ngày. Thực tế trong thống kê, biến chứng tắc mạch, nhồi máu não của người Nhật thấp hơn, trong khi biến chứng xuất huyết não cao hơn. Từ đó người ta bắt đầu tìm hiểu.

Năm 1968, một công trình nghiên cứu khoa học xác định, Nattokinase được tạo ra từ quá trình lên men bằng vi khuẩn Bacillus Subtilis trong 40 độ từ 14-18 tiếng, có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, thậm chí còn giúp làm phân hủy, tiêu cục máu đông khi đã hình thành. Đây là điều cơ bản nhất để lý giải nguyên nhân vì sao người Nhật sử dụng món ăn Natto lại mang đến tác dụng như vậy.

Sau đó hoạt chất này được ứng dụng rộng rãi trên thế giới trở thành sản phẩm dự phòng cục máu đông, ngăn ngừa đột quỵ. Tuy nhiên, để đảm bảo về chất lượng, cần phải vượt qua tiêu chuẩn khắt khe của Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (Japan NattoKinase Association - JNKA).  Như vậy, không phải Nattokinase nào cũng có tác dụng, mà phải có chứng nhận của JNKA. Tại Việt Nam, chỉ có bộ 3 NattoEnzym - NattoEnzym 1000 - Natto Enzym Red rice là được Nhật Bản chứng nhận và có dấu mộc của JNKA trên sản phẩm. Điều này nhằm đảm bảo, đây là sản phẩm chứa thành phần Nattokinase có quy trình nghiên cứu và khẳng định.

- Những ai có thể sử dụng sản phẩm đánh tan cục máu đông, phòng ngừa đột quỵ như NattoEnzym? Người mắc COVID-19 nhẹ, nhưng ngoài 30-40 thì có nên sử dụng? Nên dùng trong bao lâu để thấy hiệu quả?

Người trung niên và cao tuổi, người bệnh nền (tăng huyết áp, tiểu đường, vữa xơ động mạch, một số bệnh tim mạch…) đều có nguy cơ tăng đông, đột quỵ. Có đến 80-85% đột quỵ là do tắc mạch não (nguyên nhân từ sự hình thành cục máu đông), chỉ có 15-20% là chảy máu não (xuất huyết não). Bên cạnh đó, sau COVID-19 còn tồn tại yếu tố tăng đông kéo dài, có thể 3 tháng, 6 tháng, thậm chí là một năm.

Như vậy, người có yếu tố nguy cơ và những người sau COVID-19 xuất hiện các triệu chứng kể trên có thể sử dụng thêm NattoEnzym để dự phòng cục máu đông. Đây là sản phẩm hầu như không gây tác dụng phụ ngoại ý. Ngoài ra, nếu có điều kiện, những người trẻ cũng có thể dùng NattoEnzym.

Trân trọng cảm ơn Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ngừa tai biến, đột quỵ Nattoenzym - Dược Hậu Giang, đã đồng hành cùng AloBacsi trong chương trình này!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X