Hotline 24/7
08983-08983

Dạy con theo tính khí của bé

Gia đình là tập hợp nhiều tính cách khác nhau của các thành viên. Hãy chú ý đến tính khí riêng của con bạn để điều chỉnh cách nuôi dạy phù hợp.

Đừng chống lại tính khí của bé

Không nên áp dụng một cách nuôi con giống nhau đối với cả hai bé, vì mỗi bé có tính khí khác biệt. Hơn nữa, bạn cũng không thể mong bé sẽ biến thành người hoàn hảo như bạn trông đợi. “Nghiên cứu cho thấy tính khí theo bạn từ lúc sinh ra và khá ổn định trong suốt thời gian sau đó” – Ritvo nói. Do đó, sẽ dễ dàng hơn khi dạy con dựa trên tính khí của mỗi bé thay vì cố gắng thay đổi nó.

Điều chỉnh nếu cần thiết

Với những bé có tính khí tiêu cực, đòi hỏi cha mẹ phải có phương pháp nuôi con sáng tạo. Nếu những nỗ lực của bạn không thành công, bạn cần nhờ đến sự trợ giúp của người thứ ba, như chuyên gia tâm lý chẳng hạn.



Đôi khi, người thứ ba ấy có thể là ông bà, người giúp việc, một người thân sống cùng gia đình – người có thể uốn nắn bé hơn là bố mẹ (vì bố mẹ luôn yêu thương thái quá và cho bé làm những gì bé muốn). Hoặc nếu bạn là người nói liên tục, còn bé trầm tính và nhút nhát thì có thể, bạn luôn là người áp đảo vì đã tranh hết phần nói của con.

Tính khí của con bạn

Thường có vài loại tính khí ở bé dễ nhận biết. Các bé có tính khí nhút nhát, ít nói thường cảm thấy thoải mái trong môi trường gia đình và thích chống lại các thay đổi. Các bé tính khí ưa hoạt động, hướng ngoại cần tương tác xã hội và thích mạo hiểm.

Nhưng làm sao để xác định tính khí của con? Hãy tin tưởng ở trực giác của bạn. “Hãy tìm hiểu xem những gì mà bé thấy thoải mái nhất” – chuyên gia Ritvo gợi ý. Nếu điều gì đó làm cho bé khó chịu và cáu kỉnh thì có thể môi trường đó không hợp với tính khí của bé, bạn cần giúp con chỉnh sửa dần dần.


Tìm kiếm sự cân bằng

Nếu bạn lo lắng về tính khí của bé thì đừng hoang mang vội vì hành vi của con bạn có thể thay đổi theo thời gian. Điều quan trọng là cha mẹ cần giúp bé thích nghi với hoàn cảnh dựa theo tính khí của riêng bé.

Ví dụ, một bé nhút nhát có thể học cách thoải mái trong các tình huống xã hội. “Làm cho bé luôn cảm thấy an toàn là giúp bé thích nghi mà vẫn thoải mái” – Ritvo chia sẻ. Mặt khác, một bé quá nôn nóng có thể “hạ nhiệt” nếu kiên trì thực hành. Giúp bé học bình tĩnh và giải trí thông qua các trò chơi. Nhớ rằng, việc nuôi dạy con là cả quá trình dài.

Theo Gia đình

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X