Hotline 24/7
08983-08983

Đã chữa khỏi Hp được 1 năm có được hiến máu?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em bị hp dạ dày và đã chữa khỏi được 1 năm rồi. Giờ em muốn đi hiến máu, không biết được không và người bị Hp có thể di hiến máu được không?

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Hiến máu nhân đạo. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Hiến máu nhân đạo. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Vấn đề Hp dạ dày đã chữa khỏi được 1 năm không phải chống chỉ định của hiến máu. Nếu em thỏa các tiêu chuẩn sau đây thì có thể hiến máu được, em nhé.

Điều kiện để được hiến máu là người hiến máu phải có: tuổi từ 18 đến 60 với nam, 18 đến 55 với nữ. Cân nặng trên 45kg với nam và trên 43kg với nữ. Mạch và huyết áp đều bình thường, không cao quá cũng không thấp quá. Phụ nữ đang mang thai, đang "đèn đỏ", điều hòa kinh nguyệt, đang cho con bú, và người mới hiến máu cách đó dưới 3 tháng với nam và 4 tháng với nữ thì không được hiến máu; Đang / vừa khỏi cảm cúm hoặc đang uống thuốc trị bệnh; Mới chích ngừa chưa được 1 tháng; Mới bị vết thương, vết cắt, nhổ răng dưới 1 tuần; Đang bị bệnh ngoài da thì phải tạm hoãn hiến máu.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Hiến máu là một nghĩa cử cao đẹp để giúp đỡ những người kém may mắn, song bạn nên tìm hiểu kỹ điều kiện hiến máu để đảm bảo sức khỏe của chính mình.

Bạn cần xem xét những điều kiện cần thiết để đảm bảo an toàn cho bạn và những người mà bạn muốn giúp đỡ như:

- Độ tuổi từ 18 đến 60
- Có trạng thái tinh thần và sức khỏe tốt
- Cân nặng ít nhất là 42 kg (nữ) và 45 kg (nam)
- Lần hiến máu gần nhất cách 12 tuần trở lên
- Không nhiễm hay có nguy cơ nhiễm HIV
- Không bị viêm gan B và virus lây qua đường máu
- Không bị bệnh tim mạch, huyết áp, hô hấp và dạ dày.

Trước khi hiến máu, bạn cần lưu ý một số điều đơn giản như duy trì lối sống lành mạnh như tránh thức khuya hay uống rượu bia và chế độ ăn uống cần đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Sau đây là một số điều bạn cần ghi nhớ:

- Duy trì hàm lượng chất sắt cần thiết cho cơ thể bằng cách nạp nhiều thực phẩm giàu chất sắt như thịt đỏ, cá, thịt gia cầm, các loại hạt, rau cải bó xôi, ngũ cốc, nho khô…, tránh nạp những thức ăn đầy chất béo như thức ăn nhanh, đồ chiên và kem… bởi hàm lượng chất béo trong cơ thể bạn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến quy trình xét nghiệm máu, không thể phát hiện ra các bệnh truyền nhiễm và máu của bạn sẽ không được dùng để truyền cho người khác.

- Ngủ đủ giấc và không thức khuya

- Hãy uống khoảng 500ml nước hoặc các loại thức uống không có chứa cồn khác

- Nếu bạn hiến tiểu cầu trong máu, hãy nhớ không nên dùng aspirin trong vòng hai ngày trước khi hiến máu.

- Nếu gặp phải một số vấn đề về sức khỏe sau thì bạn không nên hiến máu: cảm lạnh hoặc cảm cúm, dạ dày khó chịu trong tuần trước khi hiến máu, mới nhổ răng.

Vào ngày bạn đi hiến máu, bạn nên uống nhiều nước, mặc đồ thoải mái với áo ngắn tay hoặc tay dài nhưng dễ dàng xắn lên trên khuỷu tay. Bạn cũng nên ghi chú lại các loại thuốc bạn đang uống để điền vào phiếu thông tin tại nơi hiến máu.

Các bước hiến máu bạn sẽ trải qua bao gồm: đăng ký, khai thác tiền sử bản thân và thăm khám, hiến máu, nghỉ ngơi. Tuy thời gian cần lấy máu chỉ khoảng 8-10 phút nhưng cả quá trình hiến máu có thể mất một tiếng đồng hồ.

Sau khi lấy máu, bạn sẽ được uống nước và ăn nhẹ để giúp cơ thể trở về bình thường sau khi đã mất nhiều nước. Bạn sẽ cần ngồi lại và thư giãn ít nhất là 10 phút trước khi cơ thể bạn khỏe lại và đủ năng lượng để rời khỏi.

Sau khi hiến máu, bạn cần có thời gian nghỉ ngơi và tránh làm việc nặng trong ngày. Nếu xuất hiện các triệu chứng như choáng váng, buồn nôn, đau đầu, bạn có thể liên hệ với bác sĩ tại nơi hiến máu để được thăm khám và chăm sóc kỹ lưỡng hơn. Cụ thể những việc mà bạn nên làm như dưới đây.

- Bạn hãy uống khoảng 4 ly nước và tránh các thức uống có cồn trong suốt 24 giờ sau hiến máu.

- Bạn nên giữ chặt miếng bông dán lên vết tiêm trong khoảng 5 phút để cầm máu và giữ miếng miếng băng cá nhân tại vị trí lấy máu đó trong vài giờ sau đó.

- Để tránh viêm nhiễm da tại vùng lấy máu, bạn nên vệ sinh vùng da xung quanh băng cá nhân bằng xà phòng và nước sạch.

- Bạn cũng nên hạn chế tuyệt đối các hoạt động bưng bê nặng hay các bài tập với cường độ cao trong ngày.

- Nếu vị trí vết tiêm bắt đầu chảy máu, để máu ngưng chảy, bạn nên gập tay lại sao cho bàn tay chạm vai trong khoảng 5−10 phút hoặc cho tới khi máu ngưng chảy.

- Nếu bạn cảm thấy chóng mặt hoặc đau đầu nhẹ thì hãy ngưng hoạt động, ngồi im hoặc nằm xuống cho tới khi bạn cảm thấy khỏe hơn.

- Ngoài ra, bạn nhớ tránh tiếp xúc với nhiệt độ quá cao như tắm nước nóng, ngồi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời và uống nước nóng trong vòng 6 giờ sau đó.

Hiến máu là một hành động nhân đạo mà chúng ta đều nên làm. Không chỉ đem lại nguồn sống cho người nhận mà hiến máu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn nữa.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X