Hotline 24/7
08983-08983

Da bị châm chích khó chịu, liệu tôi có nhiễm ký sinh trùng?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Tôi bị nổi đỏ khắp người, có đi da liễu khám và xét nghiệm máu nhưng không tìm thấy bệnh. Bác sĩ chẩn đoán viêm da tiếp xúc dị ứng. Sau khi uống hết 10 ngày thuốc, ngưng 2 hôm thì hôm nay tôi bị châm chích khắp người rất khó chịu. Tôi có đọc thông tin các dấu hiệu như tôi có thể bị nhiễm ký sinh trùng? Không biết có phải không? Nhờ bác sĩ tư vấn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Da bị châm chích. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Da bị châm chích. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Một trong những yếu tố làm tăng dị ứng ở người là nhiễm ký sinh trùng (giun sán), nhiễm một số loại nấm, virus (siêu vi B, C…). Viêm da dị ứng do tiếp xúc thường có thể xác định được một dị ứng nguyên rõ ràng, thường là các loại quần áo, vải, chăn màn, hoá chất… Nếu xét nghiệm máu trước đó bình thường thì cũng ít khả năng do nhiễm ký sinh trùng, bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


>> Viêm da tiếp xúc chữa khỏi hẳn được không, AloBacsi ơi?

Viêm da tiếp xúc là một dạng kích ứng da phổ biến. Viêm da tiếp xúc không gây hại tới sức khỏe nhưng sẽ gây khó chịu. Bệnh gây ra do da tiếp xúc với chất gây kích ứng, thường gặp nhất là hóa mỹ phẩm hoặc các loại cây độc. Bệnh không lây truyền và nguyên nhân gây kích ứng sẽ khác với từng người.

Bạn có nguy cơ bị viêm da tiếp xúc nếu phải tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất dễ gây kích ứng như axit (kiềm), bazơ (xút), thuốc tẩy, thuốc kháng sinh… Một số hóa chất dù không ban đầu có thể không gây phản ứng viêm da nhưng khi bạn sử dụng thường xuyên sẽ gây ra sự kích ứng ví dụ như nước tẩy sơn móng tay, dung dịch bảo quản kính áp tròng, trụ của khuyên tai hoặc dây đồng hồ bằng kim loại.

Bạn có thể kiểm soát tốt tình trạng hồi phục của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau đây:

- Tránh tiếp xúc. Ví dụ như tránh mua đồ hoặc chăn len nếu bạn nhạy cảm với các sản phẩm từ len và học cách nhận diện cây thường xuân độc. Bạn nhớ mang găng tay, mặc áo tay dài và quần dài để tránh tiếp xúc với cây và bất kỳ thứ gì đã chạm vào chúng;

- Dùng thuốc steroid theo chỉ dẫn. Thuốc kháng histamin cũng có thể được dùng nếu cần và ngừng uống khi đã bớt ngứa;

- Dùng lotion trị ngứa nếu cần nhưng tránh dùng trong vòng 1 tiếng đầu sau khi thoa steroid, kem hoặc thuốc mỡ để cho thuốc có thời gian thấm vào trước;

- Thiết lập chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng;

- Tập thể dục, nhưng phải hiểu da nóng và đổ mồ hôi sẽ gây ngứa nhiều hơn. Rửa và làm mát da nhanh chóng sau khi tập thể dục;

- Dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa nhẹ để làm sạch da. Tránh kích thích da gây ra bởi chất khử mùi hoặc hương liệu trong xà phòng;

- Rửa sạch da ngay lập tức với xà phòng và nước nếu bạn tiếp xúc với chất đã từng gây ra viêm da kích ứng;

- Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị sốt, ho, thở khò khè, nôn mửa hoặc tiêu chảy; nếu mẩn ngứa nặng hơn mặc dù đã điều trị hoặc nếu nổi thêm mẩn ngứa mới.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X