Bệnh viện Gia An 115 cứu người đàn ông 35 tuổi thoát liệt sau đột quỵ 3 ngày
Nhồi máu não đỉnh thái dương trái với triệu chứng yếu liệt chân tay đột ngột nhưng không được phát hiện, lại bị thông liên nhĩ lỗ nhỏ kín đáo, bệnh nhân nam 35 tuổi ở Kiên Giang có nguy cơ tàn phế và tái phát đột quỵ rất cao. May mắn là, điều ấy đã không xảy ra.
Đột quỵ ở tuổi 35
Ngày 25/3/2020, bệnh nhân H.N.T (sinh năm 1985, ngụ TP. Rạch Giá, Kiên Giang) đến Bệnh viện Gia An 115 khám trong tình trạng huyết áp tăng, yếu nửa người trái (nhất là chân trái) không rõ nguyên nhân, giọng nói ngọng không rõ lời. Bệnh nhân T. cho biết, trước đó 3 ngày, khi xuất hiện các triệu chứng này, anh đã đi khám tại bệnh viện ở địa phương nhưng do kết quả chụp CT sọ não không phát hiện bất thường nên được cho thuốc uống, ở lại bệnh viện theo dõi. Sau 2 ngày điều trị, anh xin xuất viện và lên TPHCM khám tại Bệnh viện Gia An 115.
Tại đây, kết quả chụp MRI cho thấy bệnh nhân H.N.T bị nhồi máu não đỉnh thái dương. Tuy nhiên, do bệnh nhân đã qua giai đoạn vàng can thiệp nên chỉ có thể tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng để tránh nguy cơ tàn phế sau cơn tai biến. Ngoài ra, vì bệnh nhân còn trẻ, chưa rõ nguyên nhân gây nhồi máu não nên vấn đề quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân để điều trị, tránh nguy cơ tái phát.
Anh T. được chỉ định một số cận lâm sàng để truy tìm “thủ phạm” gây đột quỵ. Qua siêu âm tim qua thực quản, các bác sĩ phát hiện bệnh nhân còn tồn tại lỗ bầu dục ở giữa hai buồng tim (tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái), một dạng thông liên nhĩ lỗ nhỏ dễ tạo huyết khối gây đột quỵ.
Ngày 31/3/2020, anh T. được can thiệp bít thông liên nhĩ thành công. Sau đó, anh T. tiếp tục được điều trị nội khoa, hướng dẫn tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng và xuất viện ngày 4/4. Một tuần sau tái khám, sức khỏe anh T. ổn định, các kết quả lâm sàng tốt. Hiện, anh đã trở lại cuộc sống thường nhật.
BS.CK2 Dương Duy Trang kiểm tra mạch máu tắc của bệnh nhân trước khi phẫu thuật đặt stent
BS.CK2 Dương Duy Trang - Trưởng khoa Nội tim mạch - Tim mạch can thiệp (Bệnh viện Gia An 115), người trực tiếp can thiệp bít thông liên nhĩ cho nam bệnh nhân chia sẻ: “Đây là một ca bệnh đột quỵ ở người trẻ với nhiều yếu tố may mắn. Thứ nhất, bệnh nhân được phát hiện nhồi máu não đỉnh thái dương và tập vật lý trị liệu - phục hồi chức năng sớm. Nếu không được phát hiện và luyện tập, bệnh nhân có thể phải sống cả đời với di chứng yếu liệt tay chân và giảm khả năng ngôn ngữ sau cơn tai biến.
Thứ hai, bệnh nhân được bệnh viện phát hiện thông liên nhĩ và can thiệp kịp thời. Với tình trạng thông liên nhĩ lỗ nhỏ kín đáo dễ bỏ sót, nguy cơ tái phát đột quỵ rất cao, đe dọa tính mạng cũng như sức khỏe của bệnh nhân. Vì vậy cần chú ý tầm soát nguyên nhân này ở người bệnh đột quỵ trẻ tuổi”.
Người trẻ, đừng để tàn phế vì đột quỵ!
Theo chia sẻ của BS.CK2 Dương Duy Trang, trước đây đột quỵ thường xảy ra ở người lớn tuổi (trên 50 tuổi). Tuy nhiên, những năm gần đây, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi đang gia tăng. Trong đó, những người mắc bệnh tim mạch có nguy cơ đột quỵ cao hơn gấp 6 lần so với người bình thường.
Những người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, người béo phì, có lối sống thiếu lành mạnh (ít vận động, hút thuốc lá thường xuyên, lạm dụng rượu hoặc các chất gây nghiện…) cũng có nguy cơ đột quỵ não cao. Nhưng không phải ai cũng may mắn như bệnh nhân H.N.T. Không ít trường hợp tử vong hoặc phải sống cả đời trong cảnh tàn phế sau cơn đột quỵ, dù tuổi đời còn rất trẻ.
Bệnh nhân T. tái khám và được BS Duy Trang giải thích về tình trạng bệnh cũng như hướng dẫn cách phòng ngừa đột quỵ tái phát
Do vậy, BS Duy Trang khuyến cáo, để phòng ngừa đột quỵ, mỗi người cần xây dựng lối sống tích cực: hạn chế bia rượu; không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích; tuân thủ chế độ ăn uống điều độ, nên tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, giảm muối, giảm mỡ; tập luyện thể dục hằng ngày; tránh tình trạng căng thẳng thần kinh quá mức và kéo dài… Với những người đang mắc các bệnh lý như bệnh tim mạch, đái tháo đường… cần kiểm soát và điều trị tốt các bệnh.
Bên cạnh đó, cần chú ý kiểm tra sức khỏe định kỳ và tầm soát đột quỵ, nhất là với những người có nguy cơ cao. Đặc biệt, những người trẻ tuổi dù đang cảm thấy bản thân khỏe mạnh cũng không nên chủ quan bởi vì đột quỵ có thể xảy ra với bất cứ ai và khi ấy, hệ lụy sẽ rất khó lường.
[DAP]
Bệnh viện Gia An 115 (Số 5, Đường 17A, Khu phố 11, P. Bình Trị Đông B, Q. Bình Tân, TPHCM) là mô hình hợp tác công tư (PPP) đầu tiên tại TPHCM giữa Bệnh viện Nhân dân 115 và Bệnh viện Gia An 115.
Với hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, đặc biệt có cấp cứu và sự tham gia của các chuyên gia về tim mạch và thần kinh giàu kinh nghiệm đến từ Bệnh viện Nhân dân 115, Bệnh viện Gia An 115 đã điều trị thành công rất nhiều ca bệnh phức tạp, trong đó có nhiều ca phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật thần kinh, cột sống, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình và ngoại tổng quát.
Hiện, để đảm bảo an toàn cho người bệnh trong công tác, phòng chống dịch COVID-19, Bệnh viện Gia An 115 càng tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sàng lọc, cách ly, kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, như:
- Thực hiện công tác sàng lọc, phân loại (đo thân nhiệt, điền tờ khai y tế…) với mọi bệnh nhân để cách ly kịp thời trường hợp nghi nhiễm bệnh.
- Lập khu khám sàng lọc SARS-CoV-2 tách biệt trong khuôn viên bệnh viện và phòng áp lực âm dành riêng cho bệnh nhân nghi nhiễm.
- Trang bị cho các y bác sĩ, nhân viên y tế đầy đủ các phương tiện bảo hộ cá nhân để tránh lây nhiễm chéo.
- Thường xuyên vệ sinh các trang thiết bị y tế, khử khuẩn toàn bệnh viện mỗi cuối tuần, trang bị dung dịch rửa tay sát khuẩn ở mọi khu vực trong bệnh viện.
[/DAP]
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình