Hotline 24/7
08983-08983

CT phổi liều thấp và những điều cần biết

Trong bài viết này, TS.BS Hoàng Thị Triều Nghi - Trưởng đơn vị Chẩn Đoán Hình ảnh, Phòng khám Đa khoa Ngọc Minh đã cung cấp thông tin về định nghĩa, tác dụng cũng như tác dụng phụ của CT phổi liều thấp, nhằm chuẩn hóa các chỉ định chuyên gia và cải thiện tuân thủ chương trình tầm soát từ cộng đồng.

1. CT phổi liều thấp là gì?

Ngày nay, khi các máy CT dần trở nên phổ biến ở các cơ sở y tế, thuật ngữ CT phổi liều thấp (Low-Dose CT - LDCT) ngày càng được nói đến nhiều hơn như một phương tiện để tầm soát ung thư phổi. 

LDCT là tên gọi quy trình chụp cắt lớp vi tính tầng ngực đã được phát triển cho những bệnh nhân nhạy cảm với liều tia X như người trẻ tuổi, phụ nữ và bệnh nhân cần thực hiện chẩn đoán hình ảnh mang tính lặp đi lặp lại trong chương trình tâm soát nốt phổi ở nhóm nguy cơ cao hay bệnh nhân mắc bệnh phổi kẽ (ILD). 

Mặc dù vậy, một số báo cáo nghiên cứu cho thấy có sự thiếu thông tin về nguy cơ bức xạ từ hình ảnh y tế trong cả chuyên gia chăm sóc sức khỏe và cộng đồng nói chung, điều này dẫn đến sự hiểu biết sai lệch về cân bằng lợi ích và rủi ro của chụp cắt lớp vi tính liều thấp.

2. Ứng dụng CT phổi liều thấp trong tầm soát ung thư phổi

Ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư trên toàn thế giới. Sau khi xuất hiện các triệu chứng, hầu hết các bệnh ung thư phổi đều ở giai đoạn tiến triển khi được chẩn đoán và không đủ điều kiện để phẫu thuật cắt bỏ mặc dù phương pháp này vẫn được xem là phương tiện điều trị triệt để. 

Đây là lý do vì sao ung thư phổi phải được chẩn đoán ở giai đoạn sớm thông qua sàng lọc. Việc áp dụng sàng lọc ung thư phổi ở Mỹ và châu Âu đã dẫn đến sự chuyển đổi giai đoạn sang giai đoạn đầu khi chẩn đoán đồng thời cải thiện đáng kể tỷ lệ sống còn ở số lượng lớn bệnh nhân. 

Nguy cơ tử vong do ung thư phổi đã giảm 20% trong thử nghiệm NLST, và 24% ở nam giới và 33% ở phụ nữ trong thử nghiệm NELSON. Vào cuối năm 2022, các bằng chứng khoa học đã khiến Hội đồng châu Âu cập nhật khuyến nghị năm 2003 về tầm soát ung thư để đưa ung thư phổi vào số các bệnh ung thư cần tầm soát.

Về mặt sức khỏe cộng đồng, sự thành công của một chương trình sàng lọc ung thư phụ thuộc vào việc lựa chọn nhóm dân số có nguy cơ cao sẽ được hưởng lợi từ việc sàng lọc, độ chính xác của xét nghiệm sàng lọc, tần suất và thời gian lập lại, cũng như gánh nặng kinh tế và các tác dụng phụ. 

3. Tác hại liên quan đến sàng lọc ung thử phổi bằng CT

Tiếp xúc với bức xạ là một trong những tác hại chính liên quan đến sàng lọc ung thử phổi bằng CT. Nguy cơ ung thư tiềm ẩn trên thực tế làm dấy lên lo ngại và có thể ngăn cản những người đủ điều kiện tham gia vào chương trình tầm soát.

Dựa trên bằng chứng dịch tễ học từ những người sống sót sau bom nguyên tử, báo cáo của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ về tác dụng sinh học của bức xạ ion hóa (BEIR) VII đã đưa ra mô hình không ngưỡng tuyến tính (LNT) để ước tính nguy cơ ung thư liên quan đến bức xạ suốt đời. 

Mô hình LNT mô tả mối quan hệ tuyến tính và nhân quả giữa bức xạ ion hóa và nguy cơ ung thư ở người, thiếu ngưỡng mà dưới đó nguy cơ ung thư do phóng xạ biến mất. Trong khi một số nhóm chuyên gia ủng hộ mô hình LNT, những nhóm khác, dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm và dịch tễ học, đưa ra giả thuyết rằng nguy cơ ung thư do chiếu xạ liều thấp là cực kỳ thấp. 

Trong bối cảnh đó, nhân viên y tế cần chú ý đến bất kỳ phơi nhiễm phóng xạ nào trên cộng đồng, trong đó có nguồn bức xạ từ hình ảnh y tế. Cristiano và cộng sự ước tính nguy cơ ung thư suốt đời do bức xạ của LDCT hàng năm trong 10 năm liên tiếp là 0,26 - 0,81 trường hợp cho mỗi 1000 người được sàng lọc. 

Nghiên cứu này kết luận rằng, phơi nhiễm phóng xạ và nguy cơ ung thư từ sàng lọc bằng CT phổi liều thấp, ngay cả khi không đáng kể, có thể được coi là chấp nhận được trong bối cảnh làm giảm tỷ lệ tử vong đáng kể do ung thư nhờ vào sàng lọc.

Theo quy định, các quy trình chụp CT được thiết lập để đảm bảo hình ảnh chất lượng chẩn đoán trong khi vẫn giữ mức phơi nhiễm bức xạ thấp theo nguyên tắc “liều thấp nhất có thể đạt được chẩn đoán một cách hợp lý” - as low as reasonably achievable (ALARA). Đối với sàng lọc ung thư phổi, LDCT được khuyến cáo giảm liều hiệu dụng (Effective dose -ED). ED (tính bằng milliSieverts, mSv) là giá trị ước tính phơi nhiễm liều và nguy cơ sinh học liên quan. 

Gần đây, Hiệp hội Hình ảnh lồng ngực châu Âu (ESTI) đã cập nhật các khuyến nghị này sau những cải tiến kỹ thuật của phần cứng và phần mềm đạt được trong những năm qua. Các yêu cầu kỹ thuật, ESTI bao gồm việc sử dụng CT từ 64 dãy đầu dò và CTDIvol 0,4 mGy, 0,8 mGy và 1,6 mGy cho các trọng lượng người được chụp < 50 kg, 50 - 80 kg và >80 kg, tương ứng, lựa chọn công nghệ “tự động kiểm soát phơi nhiễm liều tia theo kV và hiệu chỉnh dòng điện theo đặc điểm cơ thể của bệnh nhân, tái tạo lát mỏng ≤ 1 mm và sử dụng các thuật toán tái tạo lập hoặc học sâu (deep-learning). 

Các tùy chọn công nghệ này trên thực tế đã cung cấp hình ảnh đủ chất lượng chẩn đoán nốt phổi với gía trị ED vào khoảng 0,7 mSv [24], suất liều tương đương khoảng 2 đến 7 phim chụp X-quang phổi tiêu chuẩn. Các thông số kỹ thuật được ESTI khuyến nghị cho phép giảm thiểu phơi nhiễm bức xạ khi so sánh với các thông số được báo cáo cho hầu hết các thử nghiệm lâm sàng từ trước đến nay; do đó, ước tính ED cho sàng lọc ung thư phổi trong thời gian sắp tới có thể thấp hơn so với báo cáo trước đây. 

4. CT phổi liều thấp có thể là cơ hội để sàng lọc loãng xương và phát hiện bệnh tim mạch vành

Tại Việt Nam, các cơ sở y tế được trang bị máy CT từ 64 dãy trở lên trong đó có phòng khám Đa khoa Ngọc Minh đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật này.

Các tác giả cũng chỉ ra sự cần thiết của một chuyên gia kỹ thuật y tế thường trực và một bác sĩ hình ảnh học phụ trách chính để thiết lập các quy trình chụp LDCT trong đảm bảo tuân thủ các hướng dẫn phơi nhiễm liều. Ngoài ra, các bác sĩ hình ảnh học và kỹ thuật viên tham gia chụp và phân tích LDCT trong sàng lọc ung thư phổi nên được đào tạo về kỹ thuật để đảm bảo cân bằng tối ưu giữa chất lượng hình ảnh và liều tia phát ra cho mỗi cuộc chụp.

Tầm soát ung thư phổi bằng LDCT có thể là cơ hội để sàng lọc loãng xương và phát hiện bệnh tim mạch vành. Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ được công nhận đối với bệnh loãng xương sau mãn kinh, một bệnh lý phổ biến và có thể điều trị được, nhưng vẫn chưa được chẩn đoán đầy đủ. 

Trong nghiên cứu Tim mạch Framingham, gần 2/3 số ca tử vong đột ngột do bệnh tim mạch vành ở phụ nữ xảy ra mà không có triệu chứng trước đó. Phát hiện điểm vôi hóa mạch vành cao trong quá trình sàng lọc ung thư phổi có thể giúp ngăn ngừa tử vong do tim. Kỹ thuật tiêu chuẩn để phân tích điểm vôi hóa mạch vành dựa trên điểm Agatston đánh giá trên CT scan thực có đồng bộ. 

Xếp loại vôi hóa động mạch vành bằng mô tả trực quan trên CT liều thấp được chứng minh đáng tin cậy để dự đoán điểm Agatston đồng thời cung cấp thông tin tương quan mạnh về lâm sàng và tỷ lệ tử vong do tim mạch, theo báo cáo của Shemesh et al. Ngoài ra, phụ nữ có thể bị hẹp động mạch chủ nghiêm trọng với điểm AVC thấp hơn nam giới.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X