Hotline 24/7
08983-08983

COVID-19 làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2?

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy COVID-19 có thể gây ra bệnh tiểu đường ở một số người hoặc làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Một nghiên cứu mới đã làm sáng tỏ thêm giả thuyết này.

Báo cáo trên Tạp chí Bệnh tiểu đường và các biến chứng của bệnh tiểu đường (Journal of Diabetes and Its Complications) cho thấy đã có một tỷ lệ cao bệnh nhân bị COVID-19 nặng phát triển thành bệnh tiểu đường khi nhập viện.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu 594 bệnh nhân có dấu hiệu của bệnh tiểu đường khi nhập viện do COVID-19, trong đó có 78 người không có tiền sử bệnh tiểu đường. So với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường từ trước, nhiều bệnh nhân mới khởi phát bệnh có vấn đề về đường huyết ít nghiêm trọng hơn nhưng tình trạng mắc COVID-19 nặng hơn.

Nghiên cứu cho thấy 40% bệnh nhân mới được chẩn đoán đã quay trở lại mức đường huyết. Các nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng những bệnh nhân mắc bệnh COVID-19 nghiêm trọng phát triển bệnh tiểu đường khi nhập viện có thể chỉ là tạm thời và lượng đường trong máu của họ có thể trở lại bình thường sau đó.

“Điều này gợi ý cho chúng tôi rằng bệnh tiểu đường mới được chẩn đoán có thể là một tình trạng nhất thời liên quan đến sự căng thẳng cấp tính của nhiễm trùng COVID-19” - Tiến sĩ Sara Cromer của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston - đồng tác giả nghiên cứu.

“Kết quả của nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự thiếu hụt insulin, nếu nó xảy ra, thường không phải là vĩnh viễn. Những bệnh nhân này có thể chỉ cần insulin hoặc các loại thuốc khác trong một thời gian ngắn. Do đó, điều quan trọng là các bác sĩ phải theo dõi chặt chẽ họ để xem liệu tình trạng của họ có cải thiện hay không và thời gian bệnh được cải thiện” - Tiến sĩ Sara Cromer nhấn mạnh.

[DAP]Mối liên kết giữa bệnh tiểu đường và COVID-19 là gì?

Tình trạng viêm bên trong cơ thể do COVID-19 gây ra được biết là gây ra tình trạng kháng insulin, một đặc điểm của bệnh tiểu đường type 2, có nghĩa là cơ thể không thể sử dụng đúng cách insulin mà nó sản xuất.

Virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 cũng sử dụng một loại protein được tìm thấy trên bề mặt của một số tế bào, được gọi là ACE-2, để xâm nhập và lây nhiễm. ACE-2 được tìm thấy trong tuyến tụy và có một số bằng chứng cho thấy điều này khiến nó dễ bị nhiễm coronavirus.

Theo Diabetes UK, lượng đường trong máu ở một số người mắc bệnh COVID-19 tăng lên do cơ thể phải chịu đựng căng thẳng khi cố gắng chống lại nhiễm trùng, hoặc do một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh này.

Diabetes UK cũng nhấn mạnh rằng, không chắc liệu lượng đường trong máu cao ở những người bị COVID-19 có trở lại bình thường sau khi họ hồi phục hoàn toàn hay không. Điều này có thể liên quan đến tác động của coronavirus trên cơ thể, hoặc ảnh hưởng của việc thay đổi lối sống do đại dịch, đẩy nhanh quá trình chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2 hoặc đưa căn bệnh vốn dĩ đã tiềm ẩn trong cơ thể nhanh chóng biểu hiện ra bên ngoài”.[/DAP]

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X