Hotline 24/7
08983-08983

Chuyên gia Bệnh viện Quân Y 175 livestream: 360 độ tổng quan về đau và thuốc giảm đau

Cuối năm, công việc dồn dập, gánh nặng về kinh tế sau một năm 2020 đầy biến động bởi dịch bệnh và thiên tai khiến chúng ta dễ bị căng thẳng, đau đầu. Tuy nhiên khi nào cần dùng thuốc giảm đau và dùng thuốc thế nào cho hiệu quả thì không phải ai cũng biết. Mời bạn đọc đặt câu về cho AloBacsi để ThS.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa - Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh - Động kinh Bệnh viện Quân Y 175 giải đáp trong chương trình tư vấn trực tiếp vào lúc 11g30, thứ 6, ngày 4/12/2020 .

1. 88% số người trên toàn cầu bị đau nhức cơ thể

Cuối năm, công việc dồn dập, gánh nặng về kinh tế sau một năm 2020 đầy biến động bởi dịch bệnh và thiên tai khiến chúng ta dễ bị căng thẳng, đau đầu.

Người làm văn phòng ngồi nhiều, ít vận động, người làm công việc nặng còn có thêm tình trạng đau mỏi toàn thân, đau lưng, đau vai gáy. Hay đôi khi vô tình va chạm nhỏ trong quá trình sinh hoạt, di chuyển cũng có thể khiến chúng ta bị đau ở một số vị trí như chân, tay…

Cuối năm, áp lực công việc, gia đình cùng với sự thay đổi thời tiết… khiến chúng ta khó thoát khỏi những cơn đau đầu do căng thẳng (Ảnh minh họa)

Thực tế, đau là cảm giác khó chịu rất thường gặp trong cuộc sống, có đến hơn 88% người trên toàn cầu bị đau nhức cơ thể và ít nhất 65% trong số đó bị đau ít nhất một lần trong tuần. Đây là những con số báo động cho thấy tình trạng này gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống rất nhiều người trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam.

Đau thường được phân loại thành ba dạng dựa vào con đường sinh lý gây nên cảm giác đau: đau do cảm thụ thần kinh (ví dụ cơ, da, nội tạng…), đau do nguyên nhân thần kinh và đau do căn nguyên tâm lý. Tuy nhiên, trên thực tế, các quá trình sinh lý này có thể kết hợp với nhau, khó có thể phân biệt rõ ràng nguyên nhân thực sự.

2. Thuốc nào giúp “chế ngự” cơn đau hiệu quả?

Để “chế ngự” các cơn đau, giải pháp được nhiều người lựa chọn đầu tiên là dùng thuốc giảm đau. Đây cũng là nguyên tắc rất quan trọng trong điều trị, vì một mặt cảm giác đau ảnh hưởng lớn đến cơ thể, tâm lý và khí sắc của người bệnh, mặt khác nếu đau cấp tính không được xử trí đúng và kịp thời có thể dẫn tới đau mạn tính càng khó chữa trị.

Lạm dụng các thuốc giảm đau kháng viêm có thể dẫn đến các tác dụng phụ như loét dạ dày, chảy máu dạ dày (Ảnh minh họa)

Có rất nhiều loại thuốc giảm đau, nhưng thường được chia thành 2 nhóm lớn. Một là thuốc giảm đau không kê đơn (không có dẫn chất thuốc phiện, không gây nghiện, không gây ngủ) có thể mua ở các nhà thuốc. Các thuốc này được dùng phổ biến trong các chứng đau nhẹ, đau vừa, đó là thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) và Paracetamol.

Hai là thuốc giảm đau kê đơn, bao gồm các loại thuốc opioid cùng các thuốc không opioid. Trong đó, các thuốc opioid có tác dụng rất mạnh, tuy nhiên đa phần chúng đều có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, có thể gây nghiện, bởi vậy khi dùng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ, đồng thời cần giám sát chặt chẽ các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Song vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay là người bệnh không biết được sự khác nhau gữa các thuốc giảm đau, dẫn đến việc lơ là trong lựa chọn thuốc. Thậm chí, đã có không ít trường hợp ghi nhận tác dụng phụ lên đường tiêu hóa như loét dạ dày, chảy máu dạ dày do dùng thuốc giảm đau kháng viên nhóm steroid và không steroid trong thời gian dài.

3. Đau khi nào cần đi khám, khi nào có thể dùng thuốc?

Thực tế, đau đôi khi chỉ là một triệu chứng báo hiệu cơ thể cần nghỉ ngơi, thay đổi tư thế đúng khi làm việc, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý thực sự.

Điều quan trọng là chúng ta phải có kỹ năng phân biệt những cơn đau khi nào có thể dùng thuốc tại nhà, cơn đau nào cần đến bệnh viện. Đồng thời, cần biết cách sử dụng thuốc giảm đau đúng loại, đúng liều lượng, có như vậy mới đảm bảo tính hiệu quả và an toàn.

 

Chắc hẳn vấn đề đau, giảm đau và dùng thuốc vẫn khiến nhiều người lúng túng. Vì vậy, để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các thông tin này, AloBacsi đã mời ThS.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa - Chủ nhiệm Nội thần kinh - Động kinh - Bệnh viện Quân Y 175 tham gia chương trình giao lưu trực tuyến với chủ đề “360 độ tổng quan về đau và thuốc giảm đau”.

Chương trình sẽ được phát sóng trực tiếp từ 11g30, thứ 6, ngày 4/12/2020 trên Alobacsi.vn, Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời và Kênh Youtube của AloBacsi.

Ngay từ bây giờ, nếu có các thắc mắc về chủ đề của chương trình, hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua website AloBacsi.com, email kbol@alobacsi.vn, inbox câu hỏi trực tiếp qua các Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời để chuyên gia trả lời trực tiếp trong chương trình.

Trân trọng cảm ơn Nhãn hàng Hapacol - Giảm đau hạ sốt nhanh từ Dược Hậu Giang đã đồng hành cùng chương trình.

Đôi nét về chuyên gia tham dự chương trình:

ThS.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa hiện là Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh - Động kinh Bệnh viện Quân Y 175. Ông tốt nghiệp bác sĩ đa khoa tại Học viện Quân Y năm 2011 và nhận bằng thạc sĩ Thần kinh tại Đại học Y Dược TPHCM năm 2018. Đến năm 2020, ông hoàn thành khóa học thạc sĩ thần kinh ngoại biên tạp Đại học Milan, Ý.

Ngay sau khi tốt nghiệp đại học năm 2011, ông đã đầu quân về khoa Nội thần kinh của Bệnh viện Quân Y 175. Những năm sau đó, từ 2013 - 2018, ThS.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa là thực tập sinh của khoa Lão, Thần kinh… tại các bệnh viện ở Singapore, Hàn Quốc, Úc, Phillipines.

Sau đó, tiếp tục quay trở về cống hiến cho Bệnh viện Quân y 175 và trở thành Phụ trách chủ nhiệm khoa Nội thần kinh.

Với những đóng góp tích cực trong ngành Y, ThS.BS Hoàng Tiến Trọng Nghĩa được khen thưởng chiến sĩ thi đua, nhận bằng khen của Bộ Quốc phòng.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X