Hotline 24/7
08983-08983

Cách xử lý cấp tốc khi bị ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra đột ngột do ăn phải thức ăn có chất độc, nếu không xử lý kịp thời rất nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân

Ngộ độc thực phẩm còn gọi là ngộ độc thức ăn hay trúng thực là những biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống, là hiện tượng bị trúng độc, ngộ độc do ăn, uống phải thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia,... Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn làm tổn thương về tinh thần.

Đôi khi ngộ độc do thực phẩm sẵn sàng để ăn mà không phải qua chế biến như các loại rau sống vì những thực phẩm này không được nấu chín. Ảnh minh họa (Nguồn: phunutoday.vn)

Việc thực phẩm nhiễm bẩn có thể xảy ra ở bất kỳ công đoạn nào trong quá trình sản xuất như trồng, thu hoạch, chế biến, tích trữ, vận chuyển và chế biến. Đôi khi ngộ độc do thực phẩm sẵn sàng để ăn mà không phải qua chế biến như các loại rau sống vì những thực phẩm này không được nấu chín, sinh vật gây hại không bị phá hủy trước khi ăn và có thể gây ngộ độc thực phẩm, hoặc đôi khi do rửa không sạch.

Trong một số trường hợp khi ăn thức ăn lạ, hải sản chưa được chế biến kỹ, sau khi ăn vào rất dễ gây ra phản ứng dẫn đến ngộ độc thực phẩm hoặc thức ăn tại các hàng quán bán rong cũng rất đáng lo ngại vì rất dễ bị ngộ độc thực phẩm.

Những biểu hiện

Sau khi ăn hoặc uống thực phẩm bị nhiễm chất độc khoảng vài phút, vài giờ hay sau một ngày, người bệnh đột ngột có những dấu hiệu như buồn nôn, ói mửa đau bụng, tiêu chảy, đau vùng thượng vi, sốt, chán ăn, mệt mỏi. Ở người cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, thường có những biểu hiện bệnh nặng hơn.

Nếu nôn mửa và tiêu chảy nhiều lần sẽ gây mất nước, mất chất điện giải, trụy tim mạch, dẫn đến sốc nhiễm trùng, nếu nguyên nhân do vi khuẩn. Vì thế phải đặc biệt quan tâm đến dấu hiệu mất nước thông qua việc nôn mửa và tiêu chảy. Nếu nôn trên 5 lần, đi tiêu chảy trên 5 lần, sốt cao, khô miệng, khô môi, mắt trũng, khát nước, mạch nhanh, thở nhanh, mệt lả, có thể co giật, nước tiểu ít, sẫm màu là biểu hiện của tình trạng mất nước, khi đó phải bù nước

Biện pháp xử lý

Khi ngộ độc thực phẩm xảy ra, cần tiến hành sơ cứu theo các bước sau:

- Loại bỏ nhanh các chất độc trong cơ thể bằng cách cho nạn nhân uống nước, tiếp theo là kích thích vào cổ họng bằng ngón tay chặn xuống lưỡi cho đến khi nôn được. Tuy nhiên, chỉ gây nôn khi nạn nhân còn tỉnh, khi nôn vị trí đầu nằm nghiêng, trường hợp cần thiết lưu giữ lại ít thứ đã nôn ra để xét nghiệm.

- Trong trường hợp không nôn được, cho nạn nhân uống than hoạt tính để hút chất độc ngăn không cho chất độc thấm vào máu.

- Sau khi nôn hoặc đi tiêu chảy nên cho nạn nhân uống nước orezol để bù lượng nước mất.

- Trường hợp bị tiêu chảy không nên uống thuốc cầm mà nên để nạn nhân đi tiêu chảy tự nhiên để thải chất độc ra ngoài. Đối với người ngộ độc nhẹ, sau khi nôn và đi tiêu thải hết chất độc sẽ bình phục.

Ảnh minh họa. (Nguồn: kenhsuckhoe.vn)

Đối với trường hợp sau khi sơ cứu chưa bình phục ngay và có hiện tượng tím tái, khó thở cần phải nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để súc ruột và có những điều trị cần thiết.

Với trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn hơn 6 tiếng đồng hồ, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì xử trí bằng cách:

- Làm trung hòa chất độc: Nếu bị ngộ độc do chất acid thì dùng chất có tính kiềm như nước xà phòng 1% cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành C­­O2 làm thủng dạ dày ở người có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như giấm, nước chanh….

- Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.

- Dùng chất kết tủa: Nếu bị ngộ độc kim loại như chì, thủy ngân…có thể cho người bị ngộ độc uống lòng trắng trứng, sữa

- Dùng chất giải độc: Với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể cho người bị ngộ độc uống hỗn hợp than bột, magie oxit.

Thực phẩm luôn có một ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người, sử dụng thực phẩm không hợp vệ sinh, không an toàn đều có thể bị ngộ độc. Hiểu rõ được nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn và các biện pháp phòng tránh là vấn đề cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và mọi người trong xã hội.

XEM THÊM:
>>> Xử trí khi bị ngộ độc rượu
>>> Uống rượu ở mức nào và xử trí ngộ độc rượu ra sao?

Theo BS Hồ Văn Cưng - Báo Long An

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X