Hotline 24/7
08983-08983

Cách điều trị và đề phòng mụn nhọt?

Câu hỏi

Bác sĩ cho tôi hỏi, Gia đình tôi thay nhau bị mụn mủ viêm và thường chuyển thành áp-xe, phải dùng kháng sinh mới khỏi. Đầu tiên là chấm mụn nhỏ có đầu mủ, sau đó sưng viêm rất to rồi vỡ ra. Mụn mọc ở tất cả các vị trí như mông, mắt (dưới dạng như lên lẹo, chắp), ống tai, đùi, nách… Gia đình tôi có 5 người gồm mẹ tôi 63 tuổi, 2 bé 9 tuổi và 4 tuổi, và 2 vợ chồng tôi. Điều đáng lo là có hiện tượng lây từ người này sang người khác. Gia đình tôi rất chú ý vấn đề vệ sinh cá nhân cho từng thành viên. Thuốc kháng sinh gia đình tôi thường dùng để chữa viêm mụn nhọt là Augmentine hoặc Zinnat kèm Alpha Choay. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi! Xin cám ơn.

Trả lời
Mụn mủ viêm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Mụn mủ viêm. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Nhọt
là những khối viêm cấp tính do liên cầu, tụ cầu, thường tạo mủ. Nhọt có thể gặp ở bất cứ người nào, song vẫn hay gặp nhất ở trẻ em, người già, người có cơ địa nhạy cảm và một số bệnh nhân tiểu đường. Khi cơ thể yếu, sức đề kháng kém, lao động nặng nhọc, ra mồ hôi nhiều, da bị xước do gãi, tụ cầu, liên cầu sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, gây hoại tử lỗ chân lông, tạo ra nhọt.

Khi bị nhọt, bạn không nên sờ nắn, xoa bóp, nhất là không được tự ý chích, rạch nhọt. Có thể bôi thuốc sát trùng như Betadine, cồn lode 3%, kèm theo uống thuốc kháng sinh đủ liều, đúng liều, uống sớm. Khi nhọt có mủ và chuẩn bị vỡ ra tốt nhất nên đến các cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế sát trùng các dụng cụ chích nhọt, sau đó điều trị bằng thuốc kháng sinh, nhọt mới có thể khỏi.

Để phòng mụn nhọt, chúng ta phải giữ vệ sinh thân thể như giặt quần áo, thường xuyên tắm rửa, đặc biệt là về mùa hè, sau khi lao động nơi bụi bẩn. Nhọt có thể lây sang các vùng da lân cận hoặc người khác nếu nặn, gãi hoặc chạm vào chỗ bị nhiễm trùng; mặc quần áo, sử dụng khăn hoặc drap giường mà người bị nhiễm trùng da đã sử dụng,… Cần thường xuyên rèn luyện thân thể, ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng giúp phòng tránh bệnh tái phát.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Nhọt là những khối viêm cấp tính do liên cầu, tụ cầu, có khối trắng ở giữa (mủ). Khi cơ thể yếu, sức đề kháng kém, lao động nặng nhọc, ra mồ hôi nhiều, da bị xước do gãi, tụ cầu, liên cầu sẽ có cơ hội xâm nhập vào cơ thể, gây hoại tử lỗ chân lông, tạo ra nhọt.

Khi bị nhọt, bạn nên tránh xa đồ ăn dầu mỡ, chất đường ngọt bởi nhọt hay gặp ở những người có đường huyết cao. Đặc biệt, đường huyết càng cao, nguy cơ nhiễm trùng càng lớn. Ngoài ra, bạn cũng nên kiêng bia rượu và các chất kích thích khác.

Người bị nhọt không được trực tiếp sờ, xoa, nhất là tự ý chích. Bệnh nhân chỉ được bôi thuốc sát trùng như Betadine, cồn lode 3%, hoặc nước muối đặc bên ngoài kèm theo uống thuốc kháng sinh đủ liều, đúng liều, uống sớm. Khi nhọt có mủ và chuẩn bị vỡ ra tốt nhất nên đến các cơ sở y tế gần nhất để nhân viên y tế sát trùng các dụng cụ chích nhọt, sau đó điều trị bằng thuốc kháng sinh, nhọt mới có thể khỏi.

Trong trường hợp nhọt to có sốt cao hay bị đinh râu, có nhiễm khuẩn, bệnh nhân phải sử dụng kháng sinh liều cao và được điều trị tại bệnh viện.

Để phòng mụn nhọt, chúng ta phải giữ vệ sinh thân thể như giặt quần áo, thường xuyên tắm rửa, đặc biệt là về mùa hè, sau khi lao động nơi bụi bẩn.

Cần thường xuyên rèn luyện thân thể, ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng. Không gãi và nặn mụn nhọt, nhất là đinh râu, vì nặn làm tổn thương hàng rào bảo vệ, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng huyết.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X