Hotline 24/7
08983-08983

Đón xem livestream: Bệnh trĩ khi nào có thể điều trị tại nhà?

Bệnh trĩ có thể điều trị dứt điểm? Bệnh trĩ khi nào có thể điều trị tại nhà?... là những câu hỏi thường gặp và được rất nhiều người quan tâm bởi đây là căn bệnh xảy ra ở vị trí “thầm kín” gây e ngại, khó bày tỏ với người khác, kể cả người thân hay bác sĩ. Để giải đáp thắc mắc này mời bạn đọc đón xem chương trình giao lưu với chuyên gia phát sóng vào lúc 10g thứ 3, ngày 20/7/2021.

35-50% người Việt mắc bệnh trĩ

Theo thống kê của Hội hậu môn trực tràng Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh trĩ ở nước ta từ 35-50%. Nghiên cứu còn cho thấy nữ mắc bệnh trĩ nhiều hơn nam (chiếm 61%) và tuổi trung bình là 45. Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh trĩ, nhưng người nông dân, công chức hành chính, công nhân và học sinh, sinh viên tỷ lệ cao hơn cả.

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh trĩ. Những người làm việc nặng nhọc, bị bệnh táo bón, tiêu chảy, lỵ thường xuyên, viêm đại tràng mạn tính, có chế độ ăn uống không hợp lý đều dễ mắc bệnh trĩ. Chế độ ăn uống hấp thu nhiều muối, thức ăn chứa nhiều gia vị cay, nóng; rượu bia, hoặc các món ăn dễ gây táo bón như bánh mì, cơm tấm, bánh ngọt… cũng là yếu tố dễ đưa đến bệnh trĩ.

Đặc biệt, những người làm các công việc đòi hỏi đứng nhiều, ngồi nhiều cũng hay bị bệnh này. Khi ngồi lâu ở một vị trí sẽ làm tăng áp lực trong ống hậu môn, từ đó dẫn đến ứ đọng máu trong các đám rối trĩ nên dẫn đến bệnh trĩ. Đây chính là lời giải thích cho hiện tượng ngày càng có nhiều người làm văn phòng bị bệnh trĩ ở độ tuổi còn rất trẻ.

Bệnh trĩ có nhất thiết phải phẫu thuật?

Bệnh trĩ có 2 triệu chứng chính là đi cầu ra máu và sa búi trĩ ra ngoài hậu môn. Nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng trĩ tắc mạch và trĩ sa nghẹt. Hơn nữa, bệnh trĩ còn rất dễ tái phát do có các yếu tố thuận lợi do thói quen sinh hoạt hàng ngày. Điều này có thể thấy, dù không gây tử vong nhưng bệnh trĩ đưa đến nhiều phiền toái và đau đớn cho người bệnh, ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Bệnh trĩ tấn công hậu môn, là một khu vực rất “thầm kín” trên cơ thể con người. Hơn nữa, vì những hiểu lầm như bệnh trĩ điều trị bằng thuốc không dứt điểm mà bắt buộc phải phẫu thuật, rất đau đớn và khó lành,… khiến nhiều người e ngại đến bệnh viện hơn. Việc “đụng chạm dao kéo” trên cơ thể, dù ở vị trí, cơ quan nào cũng không phải là điều mong muốn. Chính vì vậy mà người bị bệnh đa phần không muốn thổ lộ cùng ai, âm thầm chịu đựng trong một thời gian dài. Đến khi bệnh diễn tiến nghiêm trọng, đau quá chịu không nổi mới đi gặp bác sĩ.

Lúc đó thì việc điều trị sẽ trở nên phức tạp hơn, thường cần phải phẫu thuật cắt búi trĩ và người bệnh phải chịu nhiều đau đớn. Một thống kê mới đây cho biết khoảng 2/3 số bệnh nhân trĩ tại Việt Nam không được điều trị. Trong số những bệnh nhân được chữa bệnh, hiệu quả cũng không được như mong đợi.

Vậy bệnh trĩ khi nào có thể điều trị tại nhà?
Cần lựa chọn giải pháp điều trị tại nhà ra sao?
Lưu ý gì điều trị bệnh trĩ tại nhà?
Và trường hợp nào cần phải đến bệnh viện, điều trị bằng phẫu thuật?

Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong chương trình tư vấn cùng chuyên gia TTUT, bác sĩ cao cấp Hoàng Đình Lân - Nguyên Trưởng khoa Ngoại, Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam với chủ đề "Bệnh trĩ khi nào có thể điều trị tại nhà?"

Chương trình sẽ được phát sóng vào lúc 10g thứ 3, ngày 20/7/2021 trên AloBacsi.com, Youtube AloBacsi, Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có câu hỏi và băn khoăn về vấn đề này hãy gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua website AloBacsi.vn, email kbol@alobacsi.vn, Inbox câu hỏi trực tiếp qua Fanpage AloBacsi - Hỏi bác sĩ trả lời để chuyên gia trả lời trực tiếp trong chương trình.

Trân trọng cảm ơn nhãn hàng Tottri đã đồng hành cùng chương trình!

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X