Hotline 24/7
08983-08983

Anh: Thêm biến thể virus SARS-CoV-2 mới xuất hiện; số ca nhiễm COVID-19 ở châu Mỹ giảm

Một biến thể COVID-19 mới được phát hiện ở thành phố New York tương tự biến thể Nam Phi, được gọi là B.1.526, khiến nhiều người lo lắng. Đại dịch COVID-19 bắt đầu giảm ở châu Mỹ và phải mất nhiều tháng nữa, vắc xin mới đạt tác động mong muốn.

Thêm biến thể virus SARS-CoV-2 tương tự biến thể Nam Phi mới xuất hiện ở New York

Theo hãng tin Reuters, hôm 25/2, các nhà khoa học phát hiện ra biến thể virus SARS-CoV-2 có một số điểm tương tự như biến thể Nam Phi đang nổi lên ở thành phố New York.

Nhóm nghiên cứu thuộc khoa phẫu thuật ở trường Vagelos College của Đại học Columbia, cho biết biến thể mới được gọi là B.1.526. Biến thể được phát hiện trong mẫu thử nghiệm ở thành phố New York vào tháng 11/2020. Vào tháng 2 năm nay, 12% số ca nhiễm có tiếp xúc với biến thể này.

Một nghiên cứu được công bố trực tuyến của Viện Công nghệ bang California cũng nhắc đến biến thể này. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa được xác nhận bởi các chuyên gia bên ngoài.

Nghiên cứu của Đại học Columbia cho thấy biến thể B.1.526 mới phát hiện ở thành phố New York cũng có một số đặc điểm tương tự như biến thể Nam Phi (B.1.351) và biến thể Brazil (P.1). Biến thể mới khiến nhiều người lo âu. Một vài nghiên cứu cho rằng các biến thể mới có khả năng kháng lại vắc xin.

Các nhà khoa học rất lo sợ với dạng đột biến E484K, đây là protein gai của virus xuất hiện ở ba biến thể SARS-CoV-2. Loại đột biến nêu trên có khả năng làm hệ miễn dịch suy yếu khi virus xâm nhập vào tế bào.

Một số vắc xin được phân phối ở thị trường vẫn có khả năng trung hòa virus và chống lại bệnh nghiêm trọng cũng như giảm nguy cơ bị nhiễm biến thể mới. Nhiều công ty dược phẩm sản xuất vắc xin cũng đang tập trung chế tạo mũi tiêm tăng cường kháng các biến thể virus đột biến.

Tổ chức Y tế Pan American: Số ca nhiễm COVID-19 ở châu Mỹ giảm

Cũng theo hãng tin Reuters hôm 25/2, trong tuần qua, số ca nhiễm và tử vong vì COVID-19 tại Mỹ giảm 30%. Các con số này cũng đang giảm ở nhiều nước châu Mỹ Latinh.

Carissa Etienne, giám đốc Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO), thúc giục các chính phủ và công ty sản xuất vắc xin đẩy nhạnh việc vận chuyển vắc xin đến khu vực Mỹ Latinh, nơi có đến một triệu người nhiễm bệnh và 34.000 người tử vong trong bảy ngày vừa qua.

Bà Eienne khẳng định, tính đến tuần này, 78 triệu người đã được chủng ngừa trên toàn châu Mỹ. Trong khi người Bắc Mỹ chiếm đa số, chỉ có 13 triệu người vùng Mỹ Latinh và Carribe được tiêm chủng. Bà cũng nói thêm trong cuộc họp báo qua mạng từ bang Washington như sau: “Như vậy là chưa đủ. Con số nêu trên không thể chấp nhận được.”

Theo PAHO, một năm sau khi đại dịch COVID-19 bùng lên, gần 50 triệu người ở khắp châu Mỹ đã nhiễm virus SARS-CoV-2. So sánh một cách hình tượng, số người bị nhiễm tương đương toàn bộ dân số của nước Colombia.

Theo Bà Eienne, các hãng tin đang ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 giảm mạnh. Tuy nhiên, bà vẫn muốn nhấn mạnh rằng thế giới vẫn chưa thoát khỏi đại dịch.

Đại dịch COVID-19 bắt đầu giảm ở châu Mỹ, đây là tin tốt. Tuy nhiên, mọi người vẫn phải cảnh giác vì toàn cầu vẫn chưa thoát khỏi đại dịch.

Trọng Dy (dịch)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X