Hotline 24/7
08983-08983

Ăn thực phẩm nhiều đường nên đi khám gan và xét nghiệm máu

Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, việc ăn nhiều đường có thể gây hại cho sức khỏe của chính bạn, đặc biệt là gan.

Ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp

Việc nạp quá nhiều đường trong thời gian dài sẽ khiến sức khỏe của bạn suy yếu, đặc biệt là huyết áp và lá gan.

Bởi trong một bài viết trên Tạp chí Tim mạch Mỹ, TS James DiNicolantonio, người đứng đầu nhóm nghiên cứu tim mạch thuộc Viện nghiên cứu tim mạch Trung Mỹ tại thành phố Kansas, cho biết: “Đường chứ không phải muối có thể là nguyên nhân thực sự gây ra bệnh cao huyết áp. Kết quả này được đưa ra dựa trên các phân tích nghiên cứu quy mô lớn cho thấy đường có liên quan lớn đến cao huyết áp ở người hơn muối”.

Tiến sĩ cũng cho biết thêm: “Giảm tiêu thụ muối có thể dẫn đến tăng tiêu thụ các thực phẩm chế biến có nhiều đường. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì và tim mạch. Người tiêu dùng nên sử dụng muối thay vì sử dụng quá nhiều đường là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh huyết áp cao”.

Ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Ảnh: minh họa

Một bằng chứng nữa cho những rủi ro sức khỏe do ăn quá nhiều đường. Trong một nghiên cứu được thực hiện tại Anh cho thấy, 1/4 số người lớn tuổi ở đây có huyết áp cao. Nó sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ các bệnh về tim mạch và đột quỵ. Hướng dẫn của cơ quan Y tế cộng đồng Anh, phụ nữ không nên ăn quá 5-6 muỗng cà phê đường mỗi ngày và con số này ở đàn ông là 7-8 muỗng.

GS Susan Jebb, cố vấn trưởng của Chính phủ Anh về béo phì cũng đã kêu gọi các bậc cha mẹ nên hạn chế nước trái cây, thức uống có ga và thực phẩm có chứa nhiều hàm lượng đường trong chế độ ăn hằng ngày của trẻ. Các chuyên gia cũng lo ngại rằng đường còn là nguyên nhân đằng sau sự gia tăng sâu răng ở trẻ em và còn có thể ảnh hưởng đến khả năng học hỏi.

Chế độ ăn giàu đường không tốt cho cả gan và máu

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu Anh phát hiện ra rằng chế độ ăn giàu đường có liên quan đến lượng chất béo không tốt trong cả máu và gan ở nam giới.

Trưởng nhóm nghiên cứu Bruce Griffin cho biết: “Việc ăn nhiều đường có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất béo nên làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch”. Griffin là giáo sư về quá trình trao đổi chất dinh dưỡng tại Đại học Surrey ở Guildford, Anh.

Dana Angelo White - chuyên gia dinh dưỡng và y học về thể dục thể thao tại Đại học Quinnipiac ở Hamden, Connecticut (Mỹ), không ngạc nhiên trước phát hiện này. Ông nói: “Nghiên cứu này đưa ra một lý do hợp lý khác để giảm bớt đường. Ngoài việc tăng calo, đường khiến gan trao đổi chất khó khăn hơn”.

Sự dư thừa chất béo trong gan được coi là không lành mạnh, và nam giới có mức độ chất béo cao sẽ mắc bệnh gan nhiễm mỡ không chứa cồn (NAFLD).

Trong nghiên cứu, nam giới theo chế độ ăn nhiều đường có thay đổi trong chuyển hóa chất béo - các quá trình làm cơ thể tiêu tan chất béo trong máu và sử dụng chúng cho năng lượng. Những thay đổi này được biết đến có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tim, đau tim và đột quỵ cao hơn.

Nhưng những thay đổi tương tự cũng được ghi nhận trong gan của những người đàn ông khỏe mạnh khác, những người có mức chất béo gan thấp khi nghiên cứu bắt đầu.Nghiên cứu được công bố ngày 5/10 trên tạp chí Clinical Science (Khoa học lâm sàng).

Ăn nhiều đường có thể gây ung thư

Bên cạnh đó, đường còn là nguyên nhân chính dẫn đến việc sức khỏe của bạn bị “quá tải”. Bởi theo TS Nancy Appleton, tác giả của cuốn sách “Suicide by Sugar”, đã liệt kê 146 lý do tại sao đường là nguyên nhân huỷ hoại sức khoẻ con người.

Đường là loại thức ăn ưa thích của tế bào ung thư. Điều này đúng với cả trường hợp không mắc bệnh ung thư nhưng cơ thể chúng ta đều có một vài tế bào ung thư tiềm ẩn.

Tế bào nấm men Candida cũng tồn tại một số lượng nhỏ trên cơ thể con người. Khi chúng tấn công vi khuẩn có lợi thì chúng đã phát triển quá mức và có thể xâm nhập vào cơ thể mang theo các vấn đề gây hại đến sức khoẻ.

Chế độ ăn uống hợp lý có thể ngăn chặn và loại bỏ nấm men Cadida. Tuy nhiên lượng đường cao lại làm tăng nấm men Cadida, tạo ra môi trường sống thuận lợi cho các loại bệnh ung thư.

Đường là loại thức ăn ưa thích của tế bào ung thư. Ảnh minh họaĐường là loại thức ăn ưa thích của tế bào ung thư. Ảnh minh họa

Đường có tính gây nghiện. Nó kích thích hệ thống thần kinh trung ương, tạo cảm giác thèm muốn và đòi cơ thể phải đáp ứng nhu cầu bằng việc sử dụng đồ ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn.

Đường tạo ra glucose, buộc tuyến tuỵ sản xuất insulin thường xuyên hơn và đòi hỏi tuyến tuỵ làm việc quá sức. Do đó, cơ thể dần mệt mỏi và dễ mắc bệnh tiểu đường. Khi tuyến tuỵ bị cạn kiệt, không thể cung cấp các enzyme proteolytic đủ đến nơi vây tế bào ung thư, nó sẽ không còn khả năng ngăn chặn loại tế bào này lan rộng khắp cơ thể.

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng tuyên bố sự gia tăng bệnh béo phì và các bệnh tim mạch liên quan đến việc tiêu thụ một lương đường lớn. Ngoài ra, đường fructose được hấp thụ ở gan, có thể không chuyển hoá tất cả và được tích luỹ như chất béo, tạo ra bệnh gan nhiễm mỡ.

Theo Ngọc Nga - Chất lượng Việt Nam

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X