Hotline 24/7
08983-08983

Vì sao vết thương khó lành và thường để lại sẹo?

Câu hỏi

Em chào BS, Em năm nay 26 tuổi, các vết thương ở chân em thường hay độc khó lành, khi lành để lại sẹo, em không sụt cân, không mệt mỏi, không khát nước nhiều. BS cho em hỏi vậy em bị bệnh gì ạ? Em cảm ơn.

Trả lời
Vết thương khó lành. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Vết thương khó lành. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Khi em liệt kê các triệu chứng “không sụt cân, không mệt mỏi, không khát nước nhiều” thì tôi nghĩ là em lo lắng đến bệnh đái tháo đường đúng không? Quả thật, vết thương khó lành là một trong các triệu chứng của bệnh đái tháo đường, bệnh đái tháo đường típ 1 thì gặp ở người trẻ, nhưng bệnh đái tháo đường típ 2 ngày nay cũng trẻ hóa dần.

Thế nhưng không thể dựa vào việc không có các triệu chứng đặc hiệu của đái tháo đường là ăn nhiều, sụt cân nhiều, khát nhiều, tiểu nhiều để xác định có đái tháo đường hay không; cũng như không dựa vào việc vết thương khó lành có phải là đái tháo đường hay không, cách duy nhất và đơn giản nhất là làm xét nghiệm đường máu.

Mặt khác, việc vết thương khó lành, sẹo xấu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như cách xử lý vết thương ban đầu, chăm sóc vết thương ra sao, cơ địa…

Vì thế, tốt nhất là em nên đến BV kiểm tra sức khỏe, loại trừ lo lắng có đái tháo đường hay không và xác định nguyên nhân tại sao vết thương khó lành, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


>> Bệnh tiểu đường điều trị sao cho hiệu quả?

Bệnh tiểu đường, theo y học còn gọi là bệnh đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính rất phổ biến. Khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể bạn mất đi khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Mắc bệnh tiểu đường có nghĩa là bạn có lượng đường trong máu quá cao do nhiều nguyên nhân. Tình trạng này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

Bệnh tiểu đường có ba loại chính, đó là tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và bệnh tiểu đường thai kỳ.

Biến chứng bệnh tiểu đường thường phát triển dần dần. Bạn mắc bệnh tiểu đường càng lâu và lượng đường trong máu càng ít kiểm soát, bạn càng có nguy cơ mắc biến chứng cao. Cuối cùng, biến chứng tiểu đường có thể không điều trị được hoặc thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Đối với người bệnh tiểu đường, thực phẩm có chứa nhiều đường và khó tiêu là “kẻ thù số 1”. Dùng các thực phẩm này sẽ làm tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng hơn. Những thực phẩm bạn cần tránh xa gồm:

- Các loại thực phẩm ngọt: bánh ngọt, kẹo, nước ngọt có ga, các loại đồ ngọt nhân tạo, v.v.
- Tinh bột: cơ, phở, bún, v.v.
- Đồ ăn có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol: thịt mỡ, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật.
- Sữa
- Trái cây sấy khô
- Rượu, bia và đồ uống có cồn.

Những loại thực phẩm bạn có thể thoải mái ăn mà không lo ảnh hưởng đến bệnh như:

- Các loại trái cây ít đường: táo, bưởi, ổi, cam quýt,…
- Thịt nạc, đặc biệt là thịt bò.
-

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X