Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Vì sao chỉ số CA 19-9 tăng dù đã kết thúc liệu trình điều trị ung thư?
Câu hỏi
Chào BS, Tôi bị ung thư dạ dày giai đoạn IV, đã cắt 4/5 dạ dày và điều trị xong truyền hóa. Tháng 11/2017 kết thúc liệu trình truyền, có làm các xét nghiệm, kết quả hết tế bào ung thư. Hiện nay tôi đang thực hiện tái khám 3 tháng 1 lần, hai lần khám gần đây chỉ số CA 19-9 của tôi tăng. Cụ thể: tháng 5/2018 là 48.6; tháng 8/2018 là 58 (chỉ số bình thường < 33). Tháng 5 BS có chỉ định làm thêm các xét nghiệm nội soi và chụp cắt lớp nhưng không có gì bất thường. Tháng 8 BS không chỉ định gì thêm. Vậy có phải tôi đang có dấu hiệu tế bào ung thư quay lại không? Nếu tế bào ung thư quay lại thì chỉ số CA tăng có nhanh không ạ? Rất mong BS giúp tôi.
Trả lời
CA 19-9 thường tăng cao trong ung thư tuỵ, do đó được dùng để hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh này. Tuy nhiên, CA 19-9 cũng có thể tăng trong một số ung thư tiêu hoá khác hoặc các bệnh lý lành tính như tắc nghẽn đường mật, viêm đường mật, hội chứng viêm ruột, viêm tuỵ cấp hoặc mạn, bệnh gan, bệnh tuyến giáp…
Trường hợp của bạn mức độ tăng nhẹ, hơn nữa cũng đã làm các xét nghiệm tầm soát khối u nhưng không phát hiện. Do đó có thể nguyên nhân là do bệnh lành tính khác gây nên. Các trường hợp khối u tuỵ thường mức tăng lên tới 1000 U/mL. Bạn nên tái khám theo lịch hẹn và kiểm tra thêm lần nữa. Nếu chỉ số vẫn tiếp tục tăng cao thì BS chuyên khoa sẽ làm thêm xét nghiệm đánh giá lại bạn nhé!
Thân mến.
CA 19-9 là một kháng nguyên có ở tế bào tuyến của các tạng như dạ dày, ruột, vú, phổi, tuyến tuỵ... đặc biệt là tuyến tuỵ. Trong ung thư các tạng trên thường có tăng CA 19-9. Xét nghiệm CA 19-9 thường được áp dụng để: Nồng độ CA 19-9 thấp ở những người khỏe mạnh và những bệnh lý ảnh hưởng đến gan, tụy có thể khiến nồng độ này tăng cao tạm thời. Xét nghiệm CA 19-9 không đủ nhạy và chi tiết để áp dụng trong tầm soát ung thư. Xét nghiệm này không hữu ích trong phát hiện và chẩn đoán ung thư vì nhiều bệnh lý không phải ung thư cũng có nồng độ CA 19-9 tăng ví dụ như viêm dạ dày ruột, bệnh phổi mạn tính, bệnh gan mạn, viêm tuyến vú mạn tính, viêm tuỵ mạn.... |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình