Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Vết thương do bạn cắn bị sưng và có đốm nhỏ màu đỏ, em nên làm gì?
Câu hỏi
Em và bạn giỡn và răng nanh của bạn lỡ trúng tay em. Nó có lỗ nhỏ và có máu hiện lên nhưng em nặn máu ra nhưng nó không chảy ra ngoài, chỉ là đốm máu nhỏ màu đỏ. Vết thương sưng lên. Giờ em nên làm gì ạ?
Trả lời
Băng bó vết thương do người cắn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nếu vết cắn đó chỉ đủ làm vết hằn trên da rồi tự mất, không làm trầy xước hay chảy máu, nói cách khác là da lành lặn thì hàng rào bảo vệ của da vẫn còn, tác nhân lây nhiễm từ nước bọt không vượt qua được hàng rào bảo vệ này vào máu, nguy cơ lây nhiễm bệnh không có. Hình ảnh chấm nhỏ và có máu hiện lên nhưng nặng không ra máu có thể chỉ là vết hằn của dấu răng nanh, nhưng vì em nặn máu tích cực quá nên vết cắn sưng lên.
Tuy nhiên, cũng có thể là bạn cắn em chảy máu thật và vì em xử lý vết thương không đúng nên vết thương sưng lên do viêm nhiễm. Ngoài ra, trường hợp vết cắn làm trầy xước / chảy máu da thì những bệnh có thể lây nhiễm qua vết cắn là viêm gan B, nhiễm trùng…
Do đó, tốt hơn hết em nên chườm lạnh vết thương và đến cơ sở y tế để bác sĩ xem xét vết cắn trên người em, xem có dấu hiệu nguy hiểm hay không để có hướng xử trí thích hợp, vì em dưới 15 tuổi nên có thể khám ở Bệnh viện Nhi Đồng, em nhé.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Vết thương do bị người cắn cũng nguy hiểm
như do động vật cắn, thậm chí còn nguy hiểm hơn do miệng người có nhiều
loại vi khuẩn và vi rút. Nếu có thể, hãy hỏi người cắn bạn bệnh sử của
họ để biết chắc liệu họ đã được tiêm phòng đầy đủ và không mắc chứng
bệnh nghiêm trọng nào. Điều đó giúp bạn xác định loại hình điều trị phù
hợp cũng như sự cần thiết của khám bác sỹ. Hai bệnh đáng lo ngại nhất là viêm gan B và uốn ván. Dù không xảy ra với mỗi vết cắn, viêm gan và uốn ván có thể phát triển, đặc biệt là với vết thương bị nhiễm trùng. Dù khó nhưng HIV và viêm gan B vẫn có thể lây truyền qua tai nạn này. Nếu bị cắn bởi người không quen, hãy tiến hành xét nghiệm HIV để được yên tâm. Các bác sĩ đã đưa ra cách xử lý tốt nhất trong trường hợp bị người cắn: 1. Dùng vải sạch và khô để băng ép cầm máu. 2. Rửa sạch vết thương với xà phòng và nước sạch. 3. Bôi kem kháng sinh phòng nhiễm khuẩn. 4. Băng vết thương bằng băng sạch và không dính. 5. Đến trung tâm y tế cấp cứu. Ngoài ra, theo lời khuyên của các bác sĩ, nếu chưa tiêm phòng uốn ván trong vòng 5 năm, người bị cắn nên đi tiêm trong vòng 48 giờ sau khi bị thương. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình