Hotline 24/7
08983-08983

Uống thuốc điều trị lao bị đau nhức, có phải do tác dụng phụ?

Câu hỏi

Dạ chào bác sĩ, em bị lao được 2 tháng và vừa xét nghiệm lại đờm thì kết quả âm tính. Nhưng thời gian gần đây cơ thể em rất mệt mỏi đau nhức, đặc biệt là 2 bên vai, đầu gối, bàn chân... đi lại khó khăn. Cho em hỏi đây có phải là 1 tác dụng phụ của thuốc trị lao không ạ. Vì có việc về quê nên em không thể đi khám lại được. Nếu có thể uống thuốc giảm đau thì nên uống loại nào và liều lượng ra sao? Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Thuốc điều trị lao đôi khi có tác dụng phụ là đau một số khớp, nhưng thường nhẹ, thoáng qua, đáp ứng tốt với một số thuốc giảm đau thông thường (paracetamol hoặc NSAIDs). Nhất là sau 2 tháng, bác sĩ sẽ giảm bớt một loại thuốc trong phác đồ và tác dụng phụ này cũng thường giảm rõ rệt. Mặt khác, vi khuẩn lao gây bệnh ở xương khớp cũng từng được báo cáo nhưng cực kỳ hiếm, nhất là khi kết quả xét nghiệm đàm của em đã có cải thiện tốt. Do đó, em nên khám chuyên khoa cơ xương khớp ở bệnh viện huyện hoặc tỉnh, mô tả tình trạng bệnh để bác sĩ kê loại thuốc giảm đau thích hợp nhất với thể trạng của em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

Điều trị bệnh lao là một quá trình kỳ công cho cả thầy thuốc lẫn bệnh nhân. Thuốc điều trị bệnh này thường gây nhiều tác dụng phụ, nhưng đừng bao giờ ngưng uống thuốc giữa chừng vì sẽ dẫn đến kháng thuốc, làm cho việc điều trị càng khó khăn.

Tác dụng phụ là nguyên nhân chính khiến bệnh nhân bỏ điều trị lao, do đó tư vấn kỹ trước điều trị về tác dụng phụ là một yếu tố chính giúp chương trình điều trị thành công. Có thể nói bệnh nhân nào cũng gặp tác dụng phụ nhưng hầu hết đều nhẹ hoặc có thể giải quyết được bằng thuốc điều trị triệu chứng. Cần khai báo rõ với bác sĩ những bệnh sẵn có, có thể bị nặng lên bởi thuốc trị lao như bệnh thận, bệnh gan, mắt, tai, gút hay tiền căn dị ứng.

Dị ứng là tác dụng phụ hay gặp và thường xuất hiện sớm, sau lần đầu hoặc trong 1-2 tuần đầu uống thuốc. Bệnh nhân thường ngứa ngáy toàn thân, nổi mẩn đỏ, dát sẩn, mề đay ở da, khu trú hay toàn thân. Những phản ứng nặng hơn cũng có thể xảy ra nhưng hiếm hơn.

Tác dụng phụ trên cơ quan tiêu hóa bao gồm cồn cào bao tử, ăn không ngon, không tiêu, không cảm giác đói, đau thượng vị, ợ hơi, buồn nôn hay nôn. Những tác dụng phụ này có thể nhẹ, thoáng qua nhưng cũng có thể kéo dài vài tháng, thậm chí có bệnh nhân bị kéo dài suốt quá trình điều trị. Dị ứng và vấn đề về tiêu hóa dễ được bệnh nhân phát hiện và khai báo, nhưng thường là những phản ứng nhẹ và dễ xử lý.

Những triệu chứng toàn thân hay gặp như buồn ngủ hoặc mất ngủ, mệt mỏi, da sạm đen. Da sạm đen thường xuất hiện vào tháng thứ 4-5 và hồi phục hoàn toàn sau khi ngưng thuốc 1-2 tháng.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X