Hotline 24/7
08983-08983

Táo bón vì lạm dụng thuốc nhuận tràng

Bài viết không cung cấp các lời khuyên, chẩn đoán, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh. Nôi dung chỉ có tính chất tham khảo, thuận tiện cho việc tra cứu và không thay thế cho việc chẩn đoán, các phương pháp điều trị y khoa. Thảo luận với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị và dùng thuốc an toàn.
Xin quý báo cho biết có loại thuốc nào để điều trị bệnh này?

Nguyễn Việt Hà (Bắc Giang)

Chào bạn,

Táo bón là một triệu chứng thường gặp, đa số người mắc táo bón cho rằng nó không phức tạp nên thường bỏ qua. Nhưng nếu tình trạng táo bón kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như bị trĩ, sa niêm mạc trực tràng...

Không ít trường hợp bệnh nhân khi thấy bị táo bón nặng thì tự đi mua thuốc nhuận tràng về uống vì nghĩ rằng chỉ cần sử dụng thuốc nhuận tràng là đủ. Những việc làm này là rất nguy hại cho sức khỏe bởi táo bón do nhiều nguyên nhân gây ra. Điều trị bệnh táo bón bằng cách nào?

Có cần dùng thuốc hay không? phải dựa trên từng nguyên nhân thì với xác định được. Do vậy, khi bị táo bón, tốt nhất là nên đi khám bệnh để được tìm ra nguyên nhân và điều trị đúng, tránh tình trạng lạm dụng thuốc nhuận tràng.

Một điểm lưu ý là thuốc nhuận tràng cũng là một trong những nguyên nhân nghi ngờ gây táo bón nặng. Đó là do bệnh nhân lạm dụng các chất kích thích nhuận tràng, sử dụng chất kích thích đại tràng làm xuất hiện chu kỳ bất thường, sau đó đại tràng bị tổn thương có thể gây táo bón và các lần sau muốn đi đại tiện được lại phải cần dùng lượng chất kích thích nhuận tràng nhiều hơn nữa.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như do ngồi nhiều, do người già suy nhược nằm lâu, do căng thẳng thần kinh... Các nguyên nhân do bệnh lý như: tổn thương ống tiêu hóa; có thai vào tháng cuối; u xơ tử cung; tiền liệt tuyến; dính ruột sau mổ...

Chúng tôi không thể đưa ra một biện pháp điều trị cụ thể nào vì không biết rõ về nguyên nhân gây ra tình trạng táo bón của bạn. Chỉ đưa ra một vài gợi ý chung như sau:

Nếu trong quá trình sử dụng các thuốc nêu trên mà gặp táo bón thì cần trao đổi với bác sĩ để được dừng thuốc hoặc đổi thuốc khác. Nếu do ăn uống không hợp lý thì phải cải thiện chế độ ăn. Nếu do rối loạn mất phản xạ đại tiện thì khôi phục lại phản xạ bằng cách đi đại tiện đúng giờ, đi ngay khi mới mót, không nhịn; tập thói quen đi đại tiện đúng giờ hàng ngày.

Cuối cùng là việc sử dụng thuốc nhuận tràng, có rất nhiều thuốc nhuận tràng khác nhau tùy theo cơ chế tác dụng đó là: chất xơ và chất nhầy (sợi thức ăn, thạch agar); thuốc nhuận tràng và làm mềm phân (dầu vaselin hoặc paraphin); các thuốc nhuận tràng thẩm thấu (forlax, fortrans); các thuốc nhuận tràng kích thích nhu động (phenolphtalein, bisacodyl); thuốc nhuận tràng tác dụng tại chỗ (thuốc đạn glycerin, thuốc đạn có bysacodyl). Nhưng muốn sử dụng các thuốc này cần có chỉ định của bác sĩ.

Theo ThS Nguyễn Bạch Đằng - Sức khỏe và Đời sống

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X