Hotline 24/7
08983-08983

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ được diễn tiến theo mốc nào?

Câu hỏi

Xin BS cho biết, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có diễn tiến như thế nào qua các mốc thời gian phát triển ạ? Và đến khi nào, trẻ sẽ có đồng hồ sinh học như người lớn? (3 tháng đầu đời, 6 tháng… )

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Một giấc ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài khoảng 50 phút. Một giấc ngủ dài bao gồm nhiều chu kì ngắn, mỗi chu kì được bắt đầu bằng giấc ngủ nông (ngủ và mơ cùng lúc) và tiếp tục đi vào giấc ngủ sâu. Hiện tượng này kéo dài đến khoảng tháng tuổi thứ 6. Do đó, thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ diễn tiến qua các mốc thời gian phát triển như:

Thời gian ngủ cho trẻ từ lúc mới sinh đến 4 tuần tuổi: Ở độ tuổi này trẻ thường ngủ từ 18-20 giờ mỗi ngày và chia làm nhiều cữ theo nhu cầu bú và đi vệ sinh của trẻ, mỗi giấc ngủ khoảng 30 phút đến 2 giờ. Đối với các trẻ sinh non và có vấn đề về đường tiêu hóa sẽ có giấc ngủ ngắn hơn. Trong thời gian này trẻ chưa hình thành được chu kỳ ngủ theo chu kỳ ngày đêm như người lớn được.

Thời gian ngủ cho trẻ từ 1-3 tháng: Độ tuổi này trẻ thường ngủ từ 14-15 giờ mỡi ngày. Thời gian ngủ có thể kéo dài một vài phút đến vài giờ. Trong giấc ngủ, chúng thường hoạt động, co giật tay chân, mỉm cười, bú và thường xuất hiện không ngừng nghỉ. Từ 6 tuần trở đi đã có thể hình thành chu kỳ ngủ ngày đêm của trẻ nên mẹ cần tập cho trẻ nhận biết ngày và đêm bằng cách ban ngày thì bật đèn cho sáng và tạo tiếng ồn, chơi nhiều với trẻ, khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ có thể sử dụng khăn mềm ướt rửa mặt cho trẻ tỉnh ngủ. Ban đêm nên tạo không gian yên tĩnh và tắt đèn kể cả đèn ngủ.

Thời gian ngủ cho trẻ 3- 6 tháng tuổi trẻ sẽ ngủ ít hơn so với thời kỳ sơ sinh. Ở khoảng tuổi này, trẻ có nhu cầu ngủ khoảng 15 giờ mỗi ngày. Vào ban ngày, trẻ sẽ ngủ 3 đến 4 giấc. Trẻ sẽ tỉnh dậy vài lần trong đêm, hoàn toàn không liên quan đến nhu cầu ăn hay thay tã.

Bắt đầu từ tháng tuổi thứ 4 trở đi, giờ thức, giờ đi ngủ và giờ ăn dần dần được thực hiện đúng giờ. Việc này giúp trẻ kéo dài khoảng thời gian thức vào ban ngày, và khoảng thời gian ngủ vào ban đêm. Để làm được việc này, mẹ nên giúp trẻ cảm nhận sự khác biệt rõ rệt giữ ngày và đêm.

Ban ngày, trẻ cần được đặt ở nơi có ánh sáng, ban đêm ở nơi tối hoàn toàn. Chăm sóc và nói chuyện với trẻ ban ngày; vào đêm, mọi chăm sóc cần được thực hiện trong im lặng, và trong ánh sáng mờ. Tập cho trẻ quen dần đến 1 tuổi, trẻ sẽ có đồng hồ sinh học như người lớn.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Giấc ngủ của trẻ thay đổi và phát triển theo độ tuổi và không gian sống. Trong quá trình phát triển này có rất nhiều trở ngại. Tuy nhiên vấn đề khó khăn trong giấc ngủ của trẻ không phải là việc không thể tránh khỏi.

Một giấc ngủ tốt cũng cần được học. Hướng dẫn này được viết với mục đích ít nhiều giúp các bậc phụ huynh hiểu về chức năng hoạt động trong giấc ngủ của trẻ trong những tháng đầu đời.

Hãy quan sát trẻ để hiểu trẻ nhiều hơn. Mặc dầu trẻ là một cá thể độc nhất, trẻ cũng giống như bao trẻ khác, cần đến sự cân bằng, tĩnh lặng và dịu dàng để cảm thấy an toàn và thoải mái, điều cần thiết để thiết lập các nhịp bước đi vào giấc ngủ.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X