Hotline 24/7
08983-08983

Test nhanh giang mai có cho kết quả chính xác?

Câu hỏi

Bác sĩ cho em hỏi, Xét nghiệm máu nhanh (phương pháp test nhanh) cho kết quả kiểm tra giang mai: phản ứng. Như vậy kết quả này có độ chính xác như thế nào ạ?

Trả lời
Test nhanh giang mai. Ảnh minh họa - Nguồn internet
Test nhanh giang mai. Ảnh minh họa - Nguồn internet

Chào em,

Phương pháp test nhanh giang mai là phương pháp xét nghiệm bằng que thử TP syphilis rất hay được các phòng khám áp dụng do có ưu điểm là rẻ, đơn giản, cho kết quả nhanh. Tuy nhiên, vì có độ nhạy cao nên việc xét nghiệm bằng phương pháp này khả năng cho kết quả sai cũng cao.

Do đó, khi kết quả xét nghiệm test nhanh dương tính (hay có phản ứng) thì chưa thể kết luận là bệnh nhân đã mắc giang mai hay chưa, mà cần làm thêm các xét nghiệm khác để tìm ra kết quả thật chính xác, như VDRL (tìm kháng thể giang mai qua kính hiển vi) và RPR (xét nghiệm bằng mẫu giấy hóa chất, xem bằng mắt thường) và xét nghiệm bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu TPHA.

Em có thể đến khám tại chuyên khoa Nhiễm hay chuyên khoa Nam khoa để kiểm tra kỹ hơn, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Giang mai là một trong những bệnh xã hội thường gặp nhất, bệnh có tính truyền nhiễm rất cao, những người có sức đề kháng yếu thường rất dễ viêm nhiễm giang mai. Ở giai đoạn đầu bệnh giang mai nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ rất nhanh chóng hồi phục, nếu để lâu không điều trị sẽ gây ra rất nhiều tổn thương lớn đối với cơ thể.

Xét nghiệm máu hường áp dụng cho những trường hợp nghi ngờ đã mắc giang mai ở giai đoạn 2 hoặc giai đoạn tiềm ẩn. Khi này xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào máu của người bệnh nên chỉ cần xét nghiệm máu sẽ cho ra kết quả ngay.

Ở giai đoạn 2 của giang mai có thể phát hiện trong máu và trong các mô nhưng nhiều nhất vẫn là trên da. Người bị giang mai bẩm sinh giai đoạn đầu có thể thông qua xét nhiệm giang mai bằng da và các mô bị hoại tử để phát hiện xoắn khuẩn bệnh giang mai. Thời gian gần đây thông qua chọc nước ối của phụ nữ mang thai có thể dùng kính hiển vi để quan sát và tìm ra xoắn khuẩn, đây là một phương pháp chẩn đoán rất có giá trị đối với những trẻ bị giang mai bẩm sinh.

Bên cạnh việc xét nghiệm máu để nhận biết bệnh giang mai thì người bệnh có thể nhận biết căn bệnh này qua những dấu hiệu sớm nhất trên cơ thể (còn gọi là săng giang mai), giai đoạn khởi phát sau thời gian ủ bệnh. Cụ thể như sau:

- Trên bộ phận sinh dục (quy đầu, bao quy đầu, dương vật (nam giới), môi nhỏ, môi lớn, âm đạo (nữ giới); miệng, môi,...) xuất hiện những vết loét nhỏ, nông, có màu hồng hoặc đỏ, không có bờ rõ rệt.

- Các vết loét không đau hoặc không gây ngứa ngáy, tồn tại trên da từ 4-8 tuần rồi chuyển sang màu thâm và biến mất.

- Sau 10 ngày-nửa tháng, các vết loét xuất hiện nhiều hơn trên da tại các vị trí khác của cơ thể như bàn tay, nách, ngực, bàn chân,... nguy cơ gây bội nhiễm trên da.

Nếu ở giai đoạn này, người bệnh không kịp thời thăm khám và điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mới, mức độ ảnh hưởng sẽ nghiêm trọng hơn. Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai có nguy cơ dị tật thai, sảy thai rất cao. Đặc biệt ở giai đoạn củ giang mai, giang mai thần kinh có thể đe dọa tính mạng người bệnh.


Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X