Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Tại sao uống thuốc lao đủ liều, đúng giờ lại chuyển sang AFB (+)?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Em đang bị lao AFB (-) và uống được 2 tháng, sau đó đi xét nghiệm đàm lại thì kết quả lại là AFB (+). Em uống thuốc đủ liều, đúng giờ và không bỏ ngày nào nhưng tại sao em lại bị chuyển thành AFB (+) vậy ạ? Bây giờ em rất lo, mong bác sĩ giải đáp giúp em ạ. Em cảm ơn nhiều lắm.
Trả lời
Lao phổi AFB (-), nghĩa là chưa phát hiện được vi khuẩn lao trong đàm khi xét nghiệm đàm vì vi khuẩn lao rất khó phát hiện, đặc biệt khi số lượng ít, hai nữa là có thể do em khạc đàm không đúng cách. Như vậy, sau 2 tháng điều trị, nếu từ AFB âm chuyển sang AFB dương thì có thể là do lần này em khạc đàm đúng cách hơn và chúng bắt được vi khuẩn lao trong đàm của em, quan trọng là AFB dương tính mấy cộng, nếu 3+ tức là khá nhiều vi khuẩn lao trong mẫu đàm lấy được, còn 1+ thì ít thôi.
Dù sao thì bác sĩ cũng sẽ kiểm tra lại cho em, xem vấn đề do đâu, có phải kháng thuốc hay không để đổi phác đồ, em gặp bác sĩ chuyên khoa Hô hấp để được hướng dẫn chi tiết, em nhé. Dẫu sao trong giai đoạn này, khả năng em lây bệnh lao cho người khác là khá cao, khi em ho, hắt hơi, nhảy mũi, nói chuyện hay khạc nhổ, em sẽ thải vào không khí các hạt nhỏ li ti từ chất tiết của đường hô hấp, và vi khuẩn lao nằm trong dịch tiết, đàm nhớt này chính là nguồn lây bệnh lao cho người khác, chứ không phải chỉ có ho đàm thì mới lây cho người khác.
Do đó, em nên mang khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người trong những tháng đầu, nên bồi bổ cơ thể với chế độ ăn giàu dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý trong khi điều trị bệnh.
Thân mến.
Lao phổi AFB dương tính là bệnh do một loại vi khuẩn lao có tên viết tắt là AFB +
gây ra hiện tượng nhiễm trùng phế quản và làm tổn thương hang ở phổi.
Chúng có khả năng tồn tại ở bất kì môi trường khác nhau, thường cư trú
trong đờm rồi gây ra ho liên tục kèm theo đờm, máu và ho kéo dài nhanh
chóng hình thành bệnh lao phổi. Bệnh
lao phổi AFB dễ dàng lây lan từ người này qua người khác thông qua
đường hô hấp hay sinh hoạt. Do đó, khi nói chuyện, cười đùa hay vui chơi
với người mắc bệnh lao phổi cũng rất có nguy cơ lây nhiễm cao. Đặc
biệt, khi tiếp xúc với họ, chỉ cần người bệnh khạc nhổ, ho hắt hắt hơi,
thì vi khuẩn AFB có trong nước miếng và đờm rất dễ dàng xâm nhập sang
người đối diện và hình thành bệnh. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình