Hotline 24/7
08983-08983

Tai bé vẫn chảy máu sau khi mẹ vệ sinh tai do nghịch tăm bông, xử trí như thế nào?

Câu hỏi

Chào BS, Hôm nay bé nhà em cầm tăm bông chọc vào tai bị chảy máu, em có đưa cháu đi khám nội soi, BS kê thuốc là nước muối định lý về nhỏ tai, kháng sinh giảm đau và thuốc bổ. Em có nhỏ nước muối vào và rửa sạch máu, tới tối em thấy máu vẫn chảy 1 ít thì có sao không ạ? Kết quả nội soi là ống tai ngoài không viêm màng nhĩ thủng, chảy máu nôn sảng. Vậy là sao ạ?

Trả lời

BS Châu Thị Kiều Oanh

BS Châu Thị Kiều Oanh

Bác sĩ cấp cứu - Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quận 1, TPHCM

Tai bé bị chảy máu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tai bé bị chảy máu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Sang thương vẫn còn chảy máu là chưa tốt, nhưng em cần chú ý, không nên rửa tai hoặc dùng tăm bông ngoáy tai trong lúc này, vì cần để sang thương hình thành cục máu đông cầm máu tại chỗ.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Con tôi chọc bông vào tai và bị chảy máu, liệu cháu có bị thủng màng nhĩ không?

>> Bé bị chọc tăm bông vào tai chảy máu, xử lí thế nào?

Khi trẻ phàn nàn có vật gì lạ lạ trong tai, kêu đau tai, quấy khóc và sờ vào tai nhiều lần (với trẻ chưa biết nói) thì bố mẹ đừng nghĩ đó là lời phàn nàn vẩn vơ của trẻ con. Trong một số trường hợp, tai của bé sẽ chảy nước, bé cảm thấy rất khó chịu.

Khi phát hiện dị vật trong tai bé, bố mj cần nghiêng đầu trẻ về phía tai có dị vật, lắc nhẹ đầu và dùng tay nhẹ nhàng kéo tai trẻ để dị vật rơi ra ngoài. Nếu dị vật không rơi ra ngoài khi lắc tai, bạn có thể trấn an bé ngồi yên để dùng kẹp gắp dị vật ra ngoài (với điều kiện bạn phải nhìn thấy dị vật). Còn nếu dị vật là côn trùng, mẹ nên dùng đèn pin soi vào để chúng theo đường ánh sáng và bò ra ngoài. Nhưng khi côn trùng không chịu đi ra ngoài theo đường ánh sáng, mẹ có thể xử lý bằng cách nhỏ nước muối hoặc nước sạch vào tai, nằm nghiêng về bên đối diện để côn trùng có thể tự bò ra ngoài.
 
Nếu dị vật nằm sâu bên trong và bố mẹ không thể thấy rõ dị vật thì cách tốt nhất là đưa bé đến bác sĩ sớm nhất có thể để lấy dị vật ra bằng các dụng cụ chuyên môn, tuyệt đối không cố lấy dị vật ra khỏi tai, mũi bé. Hãy nhớ rằng việc bạn cố gắng lấy dị vật ra khỏi tai, mũi bé mà không thành công có thể khiến dị vật chui vào sâu hơn, khiến bé rơi vào tình trạng nguy hiểm.

Bố mẹ cần lưu ý rằng sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ và các dụng cụ y tế là cực kỳ quan trọng.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X