Hotline 24/7
08983-08983

Sợ ở 1 mình nhưng không muốn giao tiếp, có phải trầm cảm?

Câu hỏi

Em chào bác sĩ! Em năm nay 27 tuổi đang sống ở nước ngoài 1 mình. Dạo gần đây em gặp nhiều áp lực trong cuộc sống về vấn đề tình cảm và công việc. Em có tiền sử phải uống thuốc chống ức chế thần kinh nhưng thời gian sau không thấy tái phát cho đến gần đây em có những triệu chứng không làm chủ được cảm xúc của mình. Người lúc nào cũng cảm thấy tức giận và buồn bực. Em muốn quên đi những vấn đề hiện tại nhưng đầu óc cứ không tập trung được, dù làm gì cũng nhớ đến. Em hầu như không ăn không ngủ được, cứ nhắm mắt vào là thấy những sự việc cứ ùa về, cơ thể đau nhức khó chịu, tim đập nhanh rồi ngạt thở, buồn nôn khó chịu (có lẽ do bao tử yếu). Em không muốn giao tiếp với ai nhưng lại sợ ở 1 mình Em sợ lâu ngày mình sẽ bị trầm cảm hoặc em đang bị trầm cảm rồi. Bác sĩ có thể giúp em xem tình trạng bệnh và có thuốc gì có thể làm giảm nhẹ tình trạng hiện tại được không ạ? Em cảm ơn nhiều.

Trả lời

Bệnh tâm lý thần kinh. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.

Chào Nhược Lam,

Các rối loạn tâm thần kinh có biểu hiện rất đa dạng, không giống nhau ở tất cả mọi người dẫn đến việc chẩn đoán và điều trị cũng hết sức phức tạp. Bệnh lý tâm thần kinh cũng gây ra triệu chứng trên các cơ quan khác như đau ngực, hồi hộp, mệt mỏi, bệnh lý dạ dày… Đau đầu, rối loạn giấc ngủ, thờ ơ, buồn chán có thể là những biểu hiện đầu tiên của trầm cảm. Hồi hộp, bồn chồn, hay hoảng sợ, tim đập nhanh… thường đi kèm với rối loạn lo âu. Một vài rối loạn về tâm lý cảm xúc có thể xảy ra khi áp lực công việc, học tập quá nhiều nhưng sẽ tự khỏi khi các áp lực này mất đi. Theo bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 về các rối loạn tâm thần và hành vi của Tổ chức y tế thế giới, có tới hơn 300 loại rối loạn tâm thần và hành vi như sa sút tâm thần. Đa số các loại rối loạn này sẽ khỏi hay ổn định nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chỉ có một tỷ lệ rất thấp (khoảng 1 -2% ) là diễn tiến ngày càng nặng dần và không đáp ứng với điều trị. Do đó, em nên đi khám trực tiếp để bác sĩ đánh giá và phân loại đúng chứng bệnh của mình, từ đó mới có thuốc điều trị đúng bệnh em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Nghĩ đến cái chết, áp lực với cuộc sống... cháu nên làm gì?

>> AloBacsi ơi, tôi muốn tìm địa chỉ bác sĩ khám tâm lý, tâm thần uy tín tại TPHCM?

 

Sức khỏe tinh thần bao gồm sự khỏe mạnh về cảm xúc, tâm lý, khả năng nhận thức và giao tiếp xã hội. Cũng như sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của bạn có thể bị tổn thương do các bệnh lý tâm thần kinh. Đây là một bệnh ảnh hưởng đến não bộ của bạn bằng cách gây ra một sự mất cân bằng hóa học. Chúng có thể gây rối loạn nhẹ đến nghiêm trọng trong cách bạn suy nghĩ, cảm nhận, hành động và cách bạn cảm nhận được con người và sự kiện trong cuộc sống của bạn. Bệnh tâm lý - thần kinh có thể là một tình trạng mãn tính, nhưng có thể được kiểm soát với sự giúp đỡ của bác sĩ.

Một số trong những rối loạn thường gặp là: trầm cảm lâm sàng (hay thường gọi là trầm cảm), rối loạn lưỡng cực, lo âu, stress sau chấn thương (PTSD), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), và loạn thần. Một số bệnh tâm lý - thần kinh tập trung vào vài nhóm bệnh nhân nhất định, chẳng hạn như trầm cảm sau sinh chỉ xảy ra ở các bà mẹ mới sinh con.

Sức khỏe tinh thần của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi các sự kiện trong cuộc sống để lại một tác động lớn đến tính cách và hành vi của bạn. Những sự kiện như bạo hành gia đình hoặc lạm dụng trẻ em, hoặc căng thẳng nặng nề kéo dài. Bệnh này làm thay đổi cách chúng ta đương đầu với căng thẳng, quan hệ với những người khác, và đưa ra những lựa chọn. Nó có thể dẫn đến những suy nghĩ bạo lực và tự hại. Vì lý do này, sức khỏe tâm thần của bạn đóng vai trò vô cùng quan trọng ở mọi giai đoạn của cuộc sống, từ thời thơ ấu và niên thiếu qua tuổi trưởng thành.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X