Hotline 24/7
08983-08983

Những cách không ngờ giúp giảm nguy cơ mất trí nhớ

Chứng mất trí xảy ra khi các tế bào thần kinh bị tổn thương hoặc suy giảm do tuổi tác. Đáng buồn thay là chứng mất trí không thể chữa được, do vậy, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước khi bệnh tiến triển.

Ngủ ở tư thế thân thiện với não

Điều này nghe có vẻ kỳ lạ với bạn nhưng tư thế ngủ sẽ tác động đến não của bạn. Để cải thiện chức năng não, bạn nên ngủ nghiêng sang 2 bên thay vì nằm ngủ ngửa hoặc nằm sấp. Làm điều này có thể cải thiện các quy trình xử lý chất thải của não và giảm nguy cơ phát triển các bệnh như Bệnh Alzheimer và Parkinson. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Thần kinh học, hệ thống có chức năng loại bỏ chất thải và các hóa chất độc hại ra khỏi não hoạt động tối ưu nhất khi bạn ngủ nghiêng.

Nằm nghiêng khi ngủ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer

Theo dõi lượng đồng trong nước của bạn

Mặc dù đồng cần thiết cho sự phát triển của xương nhưng dư thừa đồng có thể gây bất lợi cho sức khỏe, đặc biệt là não. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Proceedings of the National Academy of Science, lượng đồng dư thừa trong cơ thể có thể kích hoạt sự khởi phát của bệnh Alzheimer bởi nó có thể gây tích lũy amyloid beta. Các tiêu chuẩn do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ quy định rằng trong nước uống, hàm lượng đồng chỉ nên bằng 1/10 lượng nước. Vì vậy, để giảm nguy cơ mất trí nhớ, bạn nên sử dụng bộ lọc nước có thể làm giảm nồng độ đồng trong nước.

Bổ sung đủ vitamin D

Một nghiên cứu năm 2015 được công bố trên tạp chí Thần kinh học cho biết, thiếu hụt vitamin D nghiêm trọng trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer lên tới 122%. Bạn có thể xét nghiệm máu để xem mình có bị thiếu vitamin D không. Trong trường hợp cơ thể bạn thiếu vitamin quan trọng này, bạn cần thường xuyên tắm nắng, ăn các loại cá béo, phô mai và lòng đỏ trứng...

Bổ sung đủ vitamin D làm giảm nguy cơ mất trí nhớ

Tránh thuốc trừ sâu gây hại cho não

Một hợp chất hóa học như DDT có thể là yếu tố nguy cơ của chứng mất trí nhớ. Theo một nghiên cứu được thực hiện tại Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Quốc gia, những người có nồng độ DDT trong máu cao có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn so với những người có mức DDT thấp hoặc bình thường. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người mắc bệnh Alzheimer có nồng độ DDE (sản phẩm phân hủy DDT) cao hơn khoảng 3,8 lần so với những người không mắc bệnh Alzheimer.

Theo Thanh Tú - Tạp Chí Thực Phẩm Chức Năng Health+

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X