Nguyên nhân và phương pháp điều trị tăng tiết mồ hôi?
Câu hỏi
Tôi muốn hỏi là tôi bị bệnh mồ hôi chân tay ra nhiều có nên mổ không bác sĩ? Nếu mổ sẽ hết bao nhiêu tiền, tôi ở Thái Bình?
Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Tăng tiết mồ hôi kéo dài gây nên một gánh nặng tâm lý và cản trở sinh hoạt, học tập, làm việc thường ngày cho người bệnh, gây nặng mùi, tăng nguy cơ nhiễm nấm, mất nước và điện giải...
Nguyên nhân: Chia làm 2 loại:
* Loại tăng tiết mồ hôi thứ phát: Thường bị sau những tổn thương thần kinh trung ương, ngoại vi hay cục bộ hoặc bệnh của tuyến giáp trạng.
* Loại tăng tiết mồ hôi tiên phát: Xuất hiện trên toàn bộ cơ thể hay chỉ khu trú ở một vùng. Người ta cho rằng bệnh này là một trạng thái cường giao cảm hoặc tăng hoạt động của trung tâm bài tiết mồ hôi. Xuất hiện nhiều khi bệnh nhân lo lắng, xúc động, ăn các loại thức ăn có tính kích thích nhiều (đồ chiên xào, cay, tỏi, hành tây…)
Điều trị tăng tiết mồ hôi:
* Điều trị nội khoa: thuốc bôi, thuốc uống, tâm lý liệu pháp, châm cứu.
* Điều trị ngoại khoa: chỉ khi phương pháp nội khoa không thành công. Điều trị ngoại khoa bao gồm hủy bỏ hạch giao cảm bằng phẫu thuật nội soi, tiêm huyết thanh nóng vào hạch, cắt bỏ hạch... Điều trị ngoại khoa đem lại hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên cũng có biến chứng. Một số biến chứng thường gặp sau cắt hạch thần kinh giao cảm:
Biến chứng tại chỗ: sẹo lồi, lõm, nhiễm trùng vết mổ...
Mất khả năng điều tiết mồ hôi: Cơ thể mất đi khả năng điều nhiệt làm mát mỗi khi gặp thời tiết nắng nóng, vận động mạnh, chơi thể thao.
Tăng tiết mồ hôi bù trừ tại nhiều vị trí trên cơ thể.
Hiện nay khi tiến hành cắt hạch giao cảm, tùy từng bệnh viện, chi phí người bệnh cần chi trả dao động từ 10 đến 15 triệu đồng. Nếu có thẻ bảo hiểm y tế thì chi phí này sẽ giảm bớt đi nhưng giảm tối đa không quá 50%. Đây không phải là số tiền quá lớn, tuy nhiên do phương pháp này có thể gây ra một số rủi ro và chỉ có tác dụng với mồ hôi ở vùng thân trên như nách, lòng bàn tay… nên người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện.
Hiện nay có nhiều cơ sở y tế có thể thực hiện được phẫu thuật cắt hạch giao cảm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hạn chế biến chứng, người bệnh nên đến thăm khám và tiến hành mổ tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội và TPHCM. Một số địa chỉ người bệnh có thể tham khảo là:
Tại Hà Nội:
– Khoa thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai
– Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
– Bệnh viện Da liễu Trung ương
– Bệnh viện Nội tiết Hà Nội
– Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Tại TPHCM:
– Bệnh viện Nhân dân Gia Định
– Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Tăng tiết mồ hôi kéo dài gây nên một gánh nặng tâm lý và cản trở sinh hoạt, học tập, làm việc thường ngày cho người bệnh, gây nặng mùi, tăng nguy cơ nhiễm nấm, mất nước và điện giải...
Nguyên nhân: Chia làm 2 loại:
* Loại tăng tiết mồ hôi thứ phát: Thường bị sau những tổn thương thần kinh trung ương, ngoại vi hay cục bộ hoặc bệnh của tuyến giáp trạng.
* Loại tăng tiết mồ hôi tiên phát: Xuất hiện trên toàn bộ cơ thể hay chỉ khu trú ở một vùng. Người ta cho rằng bệnh này là một trạng thái cường giao cảm hoặc tăng hoạt động của trung tâm bài tiết mồ hôi. Xuất hiện nhiều khi bệnh nhân lo lắng, xúc động, ăn các loại thức ăn có tính kích thích nhiều (đồ chiên xào, cay, tỏi, hành tây…)
Điều trị tăng tiết mồ hôi:
* Điều trị nội khoa: thuốc bôi, thuốc uống, tâm lý liệu pháp, châm cứu.
* Điều trị ngoại khoa: chỉ khi phương pháp nội khoa không thành công. Điều trị ngoại khoa bao gồm hủy bỏ hạch giao cảm bằng phẫu thuật nội soi, tiêm huyết thanh nóng vào hạch, cắt bỏ hạch... Điều trị ngoại khoa đem lại hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên cũng có biến chứng. Một số biến chứng thường gặp sau cắt hạch thần kinh giao cảm:
Biến chứng tại chỗ: sẹo lồi, lõm, nhiễm trùng vết mổ...
Mất khả năng điều tiết mồ hôi: Cơ thể mất đi khả năng điều nhiệt làm mát mỗi khi gặp thời tiết nắng nóng, vận động mạnh, chơi thể thao.
Tăng tiết mồ hôi bù trừ tại nhiều vị trí trên cơ thể.
Hiện nay khi tiến hành cắt hạch giao cảm, tùy từng bệnh viện, chi phí người bệnh cần chi trả dao động từ 10 đến 15 triệu đồng. Nếu có thẻ bảo hiểm y tế thì chi phí này sẽ giảm bớt đi nhưng giảm tối đa không quá 50%. Đây không phải là số tiền quá lớn, tuy nhiên do phương pháp này có thể gây ra một số rủi ro và chỉ có tác dụng với mồ hôi ở vùng thân trên như nách, lòng bàn tay… nên người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định thực hiện.
Hiện nay có nhiều cơ sở y tế có thể thực hiện được phẫu thuật cắt hạch giao cảm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hạn chế biến chứng, người bệnh nên đến thăm khám và tiến hành mổ tại các bệnh viện lớn tại Hà Nội và TPHCM. Một số địa chỉ người bệnh có thể tham khảo là:
Tại Hà Nội:
– Khoa thần kinh – Bệnh viện Bạch Mai
– Bệnh viện Trung ương Quân đội 108
– Bệnh viện Da liễu Trung ương
– Bệnh viện Nội tiết Hà Nội
– Bệnh viện Nội tiết Trung ương
Tại TPHCM:
– Bệnh viện Nhân dân Gia Định
– Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Tăng tiết mồ hôi là tình trạng đổ mồ hôi quá nhiều mà không bắt nguồn từ các hoạt động mạnh như tập thể dục hay ở nơi có nhiệt độ cao. Tăng tiết mồ hôi có liên quan đến mùi mồ hôi bất thường (mùi mồ hôi của cơ thể). Bạn có thể đổ mồ hôi quá nhiều đến mức thấm qua quần áo, và có thể làm gián đoạn các hoạt động hàng ngày và gây lo lắng hay bối rối cho người bệnh. Các triệu chứng của bệnh tăng tiết mồ hôi là đổ mồ hôi nhiều ở chân, tay và nách hoặc cả ba. Đôi khi các phần khác trên cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Đổ mồ hôi có thể gây ra ngượng ngùng, lo lắng hay bối rối trong giao tiếp và đôi khi có mùi hôi. Áo, vớ và giày có thể bị biến màu. Bạn có thể kiểm soát tình trạng bệnh của mình nếu bạn lưu ý vài điều sau: - Tránh những chất khử mùi và thuốc chống mồ hôi khi bạn sử dụng Drysol® lần đầu tiên để ngăn tiết mồ hôi nách. Làm khô nách với máy sấy tóc, sau đó thoa Drysol® và làm khô thuốc bằng máy sấy tóc lần nữa. Sau khi sử dụng thuốc Drysol® một hoặc hai tuần, bạn có thể sử dụng thuốc chống mồ hôi và chất khử mùi cả ngày. - Uống nhiều nước để tránh mất nước. Uống nước nhiều hơn vào mùa hè, uống 8 đến 10 ly nước mỗi ngày (mỗi ly khoảng hơn 200 ml). - Mặc quần áo bằng cotton để thấm mồ hôi. Thay đồ và vớ thường xuyên. - Không mặc quần áo bằng sợi nylon hoặc sợi tổng hợp. - Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày. - Xem xét việc tư vấn giảm stress nếu stress là nguyên nhân chính gây bệnh. - Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị đỏ da, sưng hoặc chảy mủ; hoặc những triệu chứng không cải thiện trong 3 đến 4 tuần điều trị. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình