Hotline 24/7
08983-08983

Ngừa bệnh cúm không cần chích mà bằng… băng dính

Tại các quốc gia có mùa đông rõ rệt, những tháng cuối năm luôn là thời điểm bệnh cúm hoành hành. Hàng trăm người xếp hàng chờ chích ngừa cúm, bệnh viện có thể quá tải bệnh nhân, gây ra nhiều nguy cơ.

Tại các quốc gia có mùa đông rõ rệt, những tháng cuối năm luôn là thời điểm bệnh cúm hoành hành. Hàng trăm người xếp hàng chờ chích ngừa cúm, bệnh viện có thể quá tải bệnh nhân, gây ra nhiều nguy cơ.Bạn có thể nhận băng dính ngừa bệnh cúm qua đường bưu điện và sử dụng tại nhà dễ dàng

Nhưng viễn cảnh này có thể bị đẩy lùi trong tương lai khi các nhà khoa học đại học Washington (Hoa Kỳ) đang phát triển ý tưởng sử dụng băng dính ngừa cúm thay cho các mũi chích.

TS Darrick Carter, giáo sư sức khỏe toàn cầu và chủ trì nghiên cứu, cho biết miếng băng này được cấu tạo bởi nhiều mũi kim nhỏ xíu tẩm vắc xin nhưng lại không gây đau khi dán vào da. Ưu điểm tuyệt vời của nó là nhà sản xuất có thể gửi sản phẩm đến người mua qua bưu điện, người dùng mở ra và sử dụng tại nhà an toàn mà không cần huấn luyện như cách tiêm chích. Hình thức này cũng tiện vì nếu có dịch cúm hoành hành, việc ra khỏi nhà đi chích ngừa có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Tuy nhiên băng dính còn nhiều lợi ích về chuyên môn. Thông thường các vắc xin chích ngừa cúm hiện nay chỉ hiệu quả khoảng 30% bởi hàng năm nhà sản xuất chế tạo vắc xin dựa trên các chủng virus lưu hành phổ biến trong năm đó. Vì thế, nếu mắc một chủng virus khác, người ta vẫn có thể bị cúm dù được chích ngừa.

Độc đáo nhất là nhóm nghiên cứu dự định làm ra vắc xin này dựa trên một dạng mới của kháng nguyên - thành phần khiến hệ miễn dịch cơ thể tạo ra kháng thể bảo vệ - đó là sử dụng tế bào cây trồng được tái lập trình để tạo ra những thành phần như virus cúm. Chưa hết, TS Carter và cộng sự còn mong muốn sản phẩm của họ ngừa được nhiều chủng, thậm chí tất cả chủng virus cúm khác nhau.

TS David Davenport, giám đốc trung tâm y khoa Borgess, nhận định: “Vắc xin ngừa cúm dựa trên trứng gà hiện nay đôi lúc mất 6 tháng hay lâu hơn để làm ra, nếu xảy ra đại dịch thì không đủ vắc xin ngừa cho người, trong khi vắc xin dựa trên cây trồng có thể mất 3 tháng sản xuất hay ít hơn”.

Theo TS Carter, đã có nhiều hãng công nghệ quan tâm đến ý tưởng này, nhưng có lẽ nó cần phải mất 10 năm để có mặt trên thị trường. “Băng dính rất dễ sử dụng, hoàn toàn thẩm mỹ, mọi thành phần của vắc xin sẽ khô đi rồi ngấm dần qua da và bạn không cảm nhận được nó”, ông nói tiếp.

Theo Châu Giang - Thế giới hội nhập/ MTG/UPI

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X