Hotline 24/7
08983-08983

Ngón tay út sưng, nhói khi gập xuống sau 5 ngày tháo bột, phải làm sao?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em 22 tuổi, bị gãy ngón tay út, đốt thứ ba từ dưới lên. Sau khi bó bột bắt nẹp được 4 tuần em lên tháo bột bỏ nẹp ra, bác sĩ kêu là xương mới dính chắc, muốn liền hẳn phải đợi thêm 1-2 tháng nữa, về ngâm nước ấm, sau đó tập co duỗi, vì khi nẹp ngón tay bác sĩ nẹp vuông góc với lòng bàn tay. Lúc tháo bột hiện giờ đã được 5 ngày mà tay em chưa co hết ngón xuống được, ngón gãy còn hơi sưng, các ngón còn lại thì không sao, chỉ nhói ở chỗ khớp khi em dùng lực gập xuống. Mong bác sĩ giải đáp thắc mắc giúp em ạ, em cám ơn.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ngón tay út, đau khi gập sau tháo bột. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ngón tay út, đau khi gập sau tháo bột. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Việc bất động ngón tay trong thời gian kéo dài có lợi ích là giúp xương mau lành nhưng dễ tiềm tàng nguy cơ cứng khớp, teo cơ.

Do đó, sau khi tháo nẹp, em cần tập vật lý trị liệu tích cực thì ngón tay mới có thể hoạt động dẻo dai trở lại như trước đây em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Gãy xương ngón tay là tình trạng xương các ngón tay bị phá huỷ tuỳ theo mức độ khiến chứng bị rạn, nứt hoặc gãy nát hoàn toàn với các đường gãy và kiểu gãy khác nhau. Đối với gãy xương ngón tay thì chủ yếu là gãy hở và gãy có di lệch nhưng mức độ nghiêm trọng không giống với các loại gãy xương khác, đặc biệt là gãy xương hay gãy xương phạm khớp như các xương lớn.

Nguyên nhân dẫn đến gãy xương ngón tay rất phổ biến, trong đó các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến gãy xương ngón tay gồm có: Tại nạn hoặc chấn thương tác động lực mạnh đến ngón tay, sự chèn đè dập xương, các bệnh lý về xương như long xương hoặc thoái hoá xương ngón tay.

Các phương pháp được áp dụng trong điều trị gãy xương ngón tay không quá phức tạp hoặc nhiều nhưng vẫn điều trị như các loại gãy xương thông thường khác là điều trị bảo tồn không phẫu thuật và điều trị phẫu thuật.

Đối với các trường hợp áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn không phẫu thuật thường áp dụng khi bệnh nhân bị gãy một ngón tay nhất định, gãy không di lệch hoặc không có nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm hoặc rất nguy hiểm. Hai phương pháp áp dụng trong điều trị gãy xương bảo tổn không phẫu thuật bao gồm:

- Nẹp ngón tay với dụng cụ nẹp ngón chuyên dụng;
- Bó bột ngón tay (phương pháp này ít được áp dụng hơn so với phương pháp trên và thường chỉ áp dụng khi gãy bàn tay có ảnh hưởng đến gãy ngón tay);
- Vật lý trị liệu điều trị gãy ngón tay phục hồi chức năng linh hoạt ngón tay cho bệnh nhân.

Đối với các trường hợp áp dụng phương pháp phẫu thuật là các trường hợp gãy phức tạp như gãy nhiều ngón, gãy có di chứng ảnh hưởng các cơ quan và bộ phận sung quanh, gãy có nguy cơ gây biến chứng nguy hiểm khác về xương khớp ngón tay.

Mục đích của phương pháp phẫu thuật hoặc áp dụng các tiểu phẫu là lắp đặt các bộ phận xương bị phá hủy ở vị trí bình thường và cố định cho đến khi lành xương bị thương và chỗ nối. Các phương pháp áp dụng chi tiết trong phẫu thuật bao gồm:

- Phẫu thuật xương ngón tay cố định ốc vít;
- Phẫu thuật xương ngón tay cố định với tấm nhỏ;
- Vật lý trị liệu nắn ngón tay di lệch và phục hồi chức năng xương ngón tay cho bệnh nhân.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X