Hotline 24/7
08983-08983

Khí thải lò vôi, ôtô, bếp than - sát thủ vô hình

Ngạt khí hay xảy ra trong cuộc sống thường ngày, có thể trong hầm lò, do đóng kín cửa ôtô trong không gian hẹp, đốt than sưởi trong nhà..., gây tử vong nhẹ nhàng.

Vụ việc ngạt khí lò vôi khiến 8 người thiệt mạng ở Thanh Hoá ngay đầu năm mới cho thấy người dân còn thiếu kiến thức về sơ cứu khi gặp tai nạn.

PGS.TS Trần Hồng Côn - Khoa Hoá Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội cho hay, ngạt khí rất hay xảy ra trong cuộc sống thường ngày, có thể gặp khi chúng ta vô tình đóng kín cửa trong ô tô, đốt than sưởi trong nhà, ngửi phải khí thải phương tiện giao thông trong môi trường kín hoặc trong lò than, lò vôi như sự việc mới đây.

Ngạt khí có thể xảy ra mọi lúc mọi nơi

Sự việc xảy ra hồi tháng 7/2015, một cán bộ (39 tuổi) ở Hoài Nhơn, Bình Định cùng một cô gái 21 tuổi chết trong ôtô do ngạt khí CO.

PGS.TS Trần Hồng Côn, cho hay: “Khí thải của ống khói hở tạo cơ hội cho khí CO và CO2 tràn vào bên trong, khiến nạn nhân bị ngạt, dẫn tới tử vong”.

Theo ông Côn, trong không gian kín, các loại khí thải từ ôtô, xe máy và các động cơ đốt trong, chạy bằng xăng dầu đều rất nguy hiểm, chúng nhanh chóng đốt cháy oxy, đồng thời nhả CO2, đạt đến mức độ nhất định sẽ gây ra chết ngạt.

Nếu nồng độ này lên tới ngưỡng gấp đôi bình thường, nạn nhân có biểu hiện choáng, khó thở. Đặc biệt, nếu lượng CO2 ngay lập tức làm đầy trong xe có thể gây chết người chỉ trong 2-3 phút.

Truớc đó, khi đang mua sắm tại Big C The Garden tối 14/3, hàng loạt nguời bị ngất xỉu phải đưa vào viện cấp cứu. Nguyên nhân cũng được cho là do ngạt khí CO. Tại thời điểm trên, siêu thị có lượng khách đông hơn bình thường do có chương trình biểu diễn của ca sĩ Hàn Quốc, khiến lượng xe máy gửi tầng hầm tăng đột biến.

Trong khi đó, siêu thị lại không bố trí thêm các cửa soát vé. Trong lúc chờ qua cửa soát vé, các xe đều nổ máy và khí thải bị hút lên tầng trên theo đường thang máy gây ra tình trạng trên.

PGS Côn cho hay chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp CO trong đời sống từ nguồn khí thải khí từ các động cơ chạy bằng xăng, dầu như ôtô, xe máy (động cơ đốt trong), lò sưởi, bếp than và có một lượng đáng kể trong khói thuốc lá,... Chúng đều có thể là nguyên nhân gây ngộ độc khí.

Hít phải một lượng quá lớn CO sẽ dẫn tới thương tổn do giảm ôxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong. Nồng độ chỉ khoảng 0,1% carbon monoxide trong không khí cũng có thể là nguy hiểm đến tính mạng.

Điều nguy hiểm, CO là chất khí không màu, không mùi và không gây kích ứng nên  khó cảm nhận được sự hiện diện của CO trong không khí làm nạn nhân ngạt thở, hôn mê và tử vong.

Sai lầm khiến người cứu cũng gặp nạn

PGS Côn khuyến cáo, CO và CO2 là hai loại khí rất hay gây ngộ độc. Đặc biệt, các loại khí này không gây đau đớn, khiến nạn nhân tử vong nhanh, nhưng êm dịu như một giấc ngủ sâu.

Trong trường hợp nhận biết có người bị ngạt khí, người khác muốn cứu không thể chủ quan, nếu cứ mặc sức xông vào sẽ bị ngạt khí tương tự giống như truờng hợp 8 người tử vong tại lò vôi mới đây.

Do đó, người cứu nên tìm cành cây để xua không khí làm loãng khí độc, hoặc mở tung cửa, làm thông khí sau đó phải dùng chăn màn che mũi để tránh khí độc vào cơ thể.

Theo Hà Quyên - Zing.vn

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X