Hotline 24/7
08983-08983

Khi bị tiêu chảy, có nên tự uống thuốc kháng sinh hay thuốc cầm?

Câu hỏi

Khi bị tiêu chảy, có nên uống thuốc cầm tiêu chảy hay không ạ, vì sao thưa bác sĩ? Một số người có thói quen hễ bị tiêu chảy là ra hiệu thuốc mua kháng sinh uống. Điều này nguy hại như thế nào ạ?

Trả lời
Các bệnh lý tiêu hóa. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet.
Bạn Sương thân mến,
Tiêu chảy là bệnh thường gặp nhất của hệ tiêu hóa, do không thể tiêu thụ được lượng thức ăn được dung nạp hoặc có thể là triệu chứng của một số bệnh lý tiêu hóa khác.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc cầm tiêu chảy nhưng đa phần chúng đều có chức năng tác động trực tiếp lên cơ vòng, làm giảm nhu động ruột, tăng lực co thắt hậu môn, giảm thể tích phân, sẽ hạn chế lại tình trạng tiêu chảy.

Mặc dù có tác dụng ngăn tình trạng tiêu chảy ngay tức thì nhưng thuốc cầm tiêu chảy nhanh lại không thể thấm hút được các vi khuẩn và độc tố, khiến chúng vẫn còn tích tụ lại trong ruột. Tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể gây ra những tổn thương cho thành ruột và làm bùng phát lượng vi khuẩn, khiến tình trạng tiêu chảy kéo dài mãi không khỏi.

Bên cạnh đó, việc tích tụ phân trong cơ thể còn gây tích tụ chất độc lại trong ruột, có thể thấm vào máu, gây tắc ruột và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.

Khi bị tiêu chãy tốt nhất là không nên tự ý mua thuốc về uống mà đến bệnh viện để bác sĩ khám và xử trí kịp lúc.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

Tại Việt Nam, các bệnh lý tiêu hóa đứng top đầu trong nhóm bệnh nội khoa. Khoảng 70% người Việt có nguy cơ mắc những bệnh này do nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP).

Trong đó, rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp nhất song nhiều người vẫn chưa biết cách phòng tránh. Theo các kết quả nghiên cứu, hệ tiêu hoá của con người là một ống cơ dài đi từ miệng tới hậu môn và các cơ quan phụ đổ chất tiết vào ống tiêu hoá. Đó là các tuyến nước bọt, túi mật và tuyến tuỵ. Bộ máy tiêu hoá có bốn công việc chính: vận chuyển, nhào lộn thức ăn với dịch tiêu hoá; tiêu hoá thức ăn thành những phần nhỏ hơn; hấp thụ thức ăn đã tiêu hoá, chủ yếu diễn ra ở ruột; chuyển hoá các thức ăn đã được hấp thụ thành những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, chủ yếu diễn ra ở gan.

Để hoàn thành các chức năng trên, hệ tiêu hoá thực hiện các hoạt động nhào bóp, bài tiết dịch tiêu hoá, hấp thụ và đào thải. Do "đảm nhiệm" nhiều trọng trách nên các triệu chứng bệnh thường gặp của bộ tiêu hoá rất đa dạng, rải dọc theo ống tiêu hoá. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp về các bệnh tiêu hóa:

1. Đau: đây là triệu chứng rất hay gặp và quan trọng, luôn là triệu chứng chỉ điểm cho một tổn thương nhất định nào đó.

2. Rối loạn về nuốt: có thể là nuốt khó vì không đưa thức ăn vào thực quản được, hoặc đã vào thực quản nhưng khó đi tiếp xuống dưới, bị tắc nghẹn ở một chỗ nào đó. Cũng có thể là bị đau khi nuốt, đau ở phần họng hay đau ở chỗ dừng của thức ăn.

3. Nôn và buồn nôn: nôn là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày bị tống ra ngoài. Còn buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được.

4. Ợ: là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày, thực quản, kể cả chất hơi đi ngược lên miệng; là do rối loạn chức năng vận động của ống tiêu hoá. ợ có nhiều trạng thái phân biệt khác nhau: ợ hơi, ợ nước chua, ợ nước, ợ nước đắng và ợ cả thức ăn.

5. Rối loạn về phân, thể hiện những rối loạn về vận động, tiêu hoá hay hấp thụ. Có thể có các biểu hiện sau đây:

- Khối lượng phân quá nhiều hoặc quá ít; số lượng lần đi ngoài trong ngày cũng quá ít hay quá nhiều.

- Táo bón: phân khô, rắn và thường kèm theo bị đau bụng, chướng hơi.

- Ỉa chảy: phân nát, lỏng; sự tống phân nhanh và phân có nhiều nước.

- Phân sống: phân còn chứa thức ăn chưa được tiêu hoá trọn vẹn.

- Phân có mủ, máu, bọt: những trường hợp này thường là do nhiễm trùng. Rối loạn về dại tiện, gây khó đại tiện, đau hậu môn khi đại tiện hay mót rặn

6. Rối loạn về sự thèm ăn: không có cảm giác thèm ăn, đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng và đắng miệng.

7. Hiện tượng đầy hơi trong ống tiêu hoá: biểu hiện thường thấy là trung tiện (đánh rấm) nhiều hay không trung tiện được hoặc là sôi bụng.

8. Hiện tượng chảy máu tiêu hoá: người bệnh nôn ra máu đỏ xẩm hoặc đỏ tươi, đôi khi kèm theo thức ăn hoặc đi ngoài ra máu tươi hay đen, nhầy máu như máu cá.

9. Hội chứng kém hấp thụ: biểu hiện trong phân có những thức ăn còn nguyên như chất mỡ và chất thịt.

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X